Cách quản lý cấp dưới hiệu quả nhất cho sếp mới nhận chức
Không thể phủ nhận con người chính là nguồn lực tiên quyết cho sự sống của một công ty. Vì vậy, cách quản lý cấp dưới hiệu quả là điều khiến không ít nhà lãnh đạo đau đầu, nhất là với những ai mới nhận chức. Mỗi người sẽ có một phong cách điều hành riêng. Tuy nhiên muốn làm tốt, chắc chắn ai cũng phải dựa vào những điểm sau.
Trở thành tấm gương sáng
Khi làm nhân viên bạn thể hiện như thế nào không cần biết. Nhưng một khi đã ở trên cương vị là một nhà lãnh đạo, đồng nghĩa với việc chịu sự đánh giá và soi xét của rất nhiều người khác. Chẳng ai có thể yêu cầu người khác thực hiện hàng hà sa số những quy tắc trong khi bản thân lại luôn đạp đổ nó. Nếu muốn quản lý nhân viên, trước tiên hãy trở thành tấm gương sáng cho họ.
Làm sếp không có nghĩa là bạn được phép đi làm muộn, xử lý việc cá nhân hay bất cứ đặc quyền riêng vô lý nào. Thậm chí trọng trách của người quản lý còn nặng nề và khó khăn hơn nhiều. Hãy luôn là tấm gương về cả kỹ luật, phong cách và tác phong làm việc. Có như vậy, nhân viên mới nể phục, tuân thủ theo những gì bạn đề ra.
Phân biệt được theo dõi và kiểm soát
Một người quản lý giỏi sẽ biết cách theo dõi nhân viên của mình thay vì kiểm soát. Việc theo dõi sẽ giúp bạn bao quát được tiến độ công việc. Khi giao một nhiệm vụ cho ai đó, hãy chắc chắn rằng họ sẽ hoàn thành đúng thời hạn. Ở một mức độ nhất định, nhân viên sẽ đánh giá cao sự quan tâm của người quản lý và có thái độ tích cực trong việc hoàn thành chỉ tiêu.
Nhưng ngược lại, khi bạn quá kiểm soát và áp đặt thì rất dễ trở thành một người sếp độc tài trong mắt cấp dưới. Thậm chí, không ít người muốn nắm bắt luôn cả đời sống riêng tư của nhân viên. Điều này vô hình chung trở thành con dao hai lưỡi khiến họ thấy bí bách, áp lực. Đương nhiên, hiệu suất công việc sẽ giảm xuống.
♦ Tìm hiểu thêm: Phần mềm bán hàng online – công cụ hữu ích giúp quản lý nhân viên hiệu quả
Trau dồi kỹ năng lãnh đạo của bản thân
Không một ai sinh ra là đã có sẵn kinh nghiệm lãnh đạo. Mà nó cần được trau dồi qua thời gian, qua những trải nghiệm thực tế. Có kỹ năng quản trị doanh nghiệp, đồng nghĩa với việc bạn có khả năng hoạch định mục tiêu và sắp xếp nhân sự thực hiện mục tiêu đó một cách cụ thể, rõ ràng.
Hãy giao việc dựa trên kinh nghiệm và khả năng chứ không phải vào các mối quan hệ. Đôi khi, hãy đẩy nhân viên của mình ra khỏi vùng an toàn. Để học tiếp xúc với thử thách, qua đó trau dồi khả năng và bộc lộ sở trường của bản thân. Cho phép họ có không gian tự chủ, độc lập, tìm hướng giải quyết vấn đề hiệu quả theo kế hoạch chung.
Tìm cách thấu hiểu nhân viên
Sẽ là một nhiệm vụ khó khăn nếu bạn muốn dẫn dắt một ai đó mà không hiểu rõ về họ. Hãy dành thời gian để có cái nhìn đúng đắn về nhân viên của mình hơn. Biết được họ mạnh ở đâu, yếu về mặt gì, các vấn đề khó khăn đang gặp phải, mục tiêu dài hạn và mong muốn gì cho sự nghiệp của bản thân.
Từ đó bạn mới có phương hướng quản lý nhân viên tốt nhất. Biết người này phù hợp với vị trí nào, công việc gì, người kia có tiềm năng phát triển ra sao. Phải dùng chiến thuật mềm mỏng hay cứng rắn trong quản lý?,…
Biết cách định hướng và phát triển nhân viên
Nhà lãnh đạo chính là đầu tàu, là người trao cơ hội phát triển cho cấp dưới của họ. Như đã nói ở trên, muốn đi lên thì không nên ở mãi trong vùng an toàn. Bạn phải biết đương đầu với thử thách, kể cả nhân viên cũng không ngoại lệ. Hãy chấp nhân một vài tổn thất và rủi ro không đáng kể để tạo ra những kinh nghiệm và bài học. Hiện tại có thể được xem là rủi ro, nhưng nếu nhìn nhận theo tương lai xa thì đây chính là điểm quyết định cho sự phát triển của doanh nghiệp.
♦ Xem thêm: Phần mềm bán hàng tốt nhất giải pháp định hướng và quản lý nhân viên hiệu quả
Biết cách đưa ra quyết định dựa vào lý trí
Việc quản lý con người không hề đơn giản. Vì giữa người với người bao giờ cũng có một sợi dây gắn kết gọi là tình cảm. Và điều này ảnh hưởng không hề nhỏ tới quyết định của nhà lãnh đạo. Trong công việc, hãy luôn đặt lợi ích của công ty lên đầu, sử dụng lý trí để đưa ra quyết định.
Chẳng hạn một tập thể sẽ không tránh khỏi có một vài cá nhân yếu kém. Nếu bạn không nhìn ra được tiềm năng phát triển từ họ. Tốt nhất là nên thay thế bằng những người có khả năng đóng góp cao hơn. Điều này có thể không đúng về mặt tình cảm. Nhưng bạn đang trên cương vị là người làm sếp vì lợi ích tập thể. Chứ không phải là giữa những người bạn với nhau.
Không tự nhiên mà bạn có thể trở thành một nhà lãnh đạo giỏi trong ngày một, ngày hai. Hy vọng với cách quản lý cấp dưới vừa chia sẻ, có thể giúp cho bạn hoàn thành tốt công việc của mình. Chúc các bạn thành công.
Tìm hiểu thêm: