Chân dung khách hàng là gì? Cách xây dựng chân dung khách hàng
Trước khi muốn cho ra đời bất cứ chiến dịch marketing nào thì chân dung khách hàng tiềm năng được xem như một trong những yếu tố “nhất định phải có”. Vậy chân dung khách hàng là gì? Làm sao để xác định được đúng đối tượng tiềm năng? Chúng ta sẽ cùng giải đáp ngay sau đây.
Chân dung khách hàng là gì?
Chân dung khách hàng là các đặc điểm, tính chất của nhóm khách hàng tiềm năng được doanh nghiệp nhắm đến. Họ là những người có nhu cầu và khả năng chi trả về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Nó không chỉ dừng lại ở việc mô tả người tiêu dùng của bạn là ai. Mà còn hỗ trợ đắc lực trong việc tìm ra insight giá trị về cảm nhận, suy nghĩ của họ khi chấp nhận đánh đổi bằng việc bỏ tiền cho những hàng hóa đó. Chẳng hạn như thái độ mua hàng, nguồn gốc của mối quan tâm, lý do tại sao họ lại chọn bạn chứ không phải một nhà cung cấp nào khác,…
Qua đó tạo ra dữ liệu hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra quyết định về chiến lược Marketing. Định vị thông điệp qua content cho đến dự đoán tiềm năng, khó khăn dựa trên kỳ vọng của người mua. Khoanh vùng và nhắm đến nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng chuẩn xác hơn.
Cách xây dựng chân dung khách hàng
Xác định nhân khẩu học
Bước đầu tiên và cũng là cơ bản nhất để vẽ được chân dung khách hàng đó chính là thu thập những thông tin cốt lõi về họ. Bao gồm: giới tính, độ tuổi, công việc, tình trạng hôn nhân, nơi sinh sống, khả năng chi trả, thói quen mua sắm,… Tốt nhất, nên xây dựng hình tượng một con người với tên gọi và hình ảnh cụ thể. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn chân thực hơn là những thông tin nhân khẩu học khô khan. Rút ngắn khoảng cách giữa đối tượng trên giấy và khách hàng ngoài đời thực.
Thấu hiểu nhu cầu người mua
Hãy tìm hiểu xem những người sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm họ cần gì. Chúng ta có thể thực hiện thông qua một bảng khảo sát cùng hệ thống các câu hỏi cơ bản, mang tính chất theo dõi và nuôi dưỡng khách hàng. Nó sẽ cung cấp cho bạn thông tin có giá trị về nhu cầu thực sự của người mua. Từ đó thu thập thêm các đặc điểm để xây dựng chân dung khách hàng. Thậm chí còn hướng bạn tới việc tìm ra các cơ hội phát triển sản phẩm, dịch vụ để giải quyết các vấn đề khó khăn. Hỗ trợ cho các chiến dịch Marketing trong tương lai.
Ngoài ra, khi hiểu được đúng nhu cầu của người mua. Bạn sẽ tiếp cận, chăm sóc và phục vụ họ hiệu quả hơn. Đáp ứng tốt các yêu cầu, nguyện vọng được đề ra đồng nghĩa với việc chiếm được niềm tin từ khách hàng. Gia tăng khả năng bán hàng. Lôi kéo khách hàng trở thành người tiêu dùng trung thành.
Trở thành người bán hàng giỏi nếu bạn có khả năng đọc vị tâm lý khách hàng tốt, xem ngay: Đọc vị tâm lý khách hàng để bán cả thế giới dễ dàng hơn
Xác định quy mô thị trường
Quy mô thị trường quyết định tới độ lớn của nhóm đối tượng mà bạn nhắm tới về cả phạm vi và số lượng. Tùy thuộc vào mục tiêu, nguồn lực và độ cạnh tranh mà doanh nghiệp sẽ đưa ra quy mô thị trường phù hợp. Để có thể đảm bảo được tính khả thi, độ hiệu quả, tránh được các rủi ro xảy đến.
Trên thực tế, bất cứ doanh nghiệp nào cũng hy vọng được số lượng khách hàng lớn, bán được nhiều sản phẩm. Nhằm mục đích tăng doanh thu. Tuy nhiên, nếu khả năng, nguồn lực không thể đáp ứng thì việc lựa chọn quy mô thị trường quá rộng sẽ là lưỡi dao hai lưỡi đâm ngược lại doanh nghiệp. Bởi nếu không đáp ứng nổi nhu cầu trên chính ngành hoạt động của mình sẽ để lại những hậu quả không nhỏ. Thậm chí là tự tay đánh mất đi khách hàng tiềm năng cho đối thủ. Vì vậy, hãy đánh giá thật kỹ tình hình và khả năng hiện tại trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào. Và để đánh giá được tiềm năng thị trường, quy mô khách hàng bạn cần thêm sự trợ giúp của các ứng dụng phần mềm bán hàng đa kênh để tiếp cận, tương tác nghiên cứu kỹ càng hơn.
Giải quyết được nhu cầu của khách hàng
Sau khi nắm rõ được 3 yếu tố nêu trên, bạn đã có thể phác họa những nét cơ bản nhất về khách hàng của mình là ai. Nhiệm vụ cuối cùng đó là hoàn thiện chân dung bằng cách đáp ứng tốt nhất mong muốn của họ. Thông qua sản phẩm, dịch vụ đang cung cấp. Luôn nhớ rằng bán thứ khách hàng muốn chứ không phải thứ bạn có. Vì vậy, nên tập trung vào các nhu cầu chủ chốt. Từ đó nhấn mạnh vào các đặc điểm, tính năng, công dụng của sản phẩm có thể giúp khách hàng giải quyết những vấn đề trên. Làm được điều này thì việc khiến người mua phải “mở ví” chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi.
Chúng ta vừa cùng tìm hiểu chân dung khách hàng là gì? Cùng với đó là cách xây dựng chân dung khách hàng hiệu quả. Hy vọng qua bài viết bạn có thể xác định được đối tượng tiềm năng cho doanh nghiệp của mình. Chúc các bạn thành công.
Tham khảo thêm:
Cách quản lý fanpage bán hàng hiệu quả cho các shop online
Phần mềm bán hàng miễn phí có thực sự “Free”?