Đối xử công bằng với nhân viên – bí quyết của lãnh đạo giỏi
Cách ứng xử là một yếu tố không thể cân đo đong đếm. Chính vì lý do này mà rất khó để biết được như thế nào là công bằng. Nhất là trong môi trường tập thể phức tạp như một doanh nghiệp. Vậy trên cương vị là người điều hành, chúng ta phải làm gì để có thể đối xử công bằng với nhân viên?
Để xây dựng các mối quan hệ và đánh giá nhân viên một cách công tâm không phải chuyện đơn giản. Bởi con người là những cá thể độc lập, có suy nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề và cả cái “tôi” hoàn toàn khác nhau. Nhưng nói như vậy không phải là không thể. Khi đạt được một tiêu chuẩn nào đó, bạn vẫn có thể làm vừa lòng tất cả mọi người.
Luôn thẳng thắn và trung thực
Thẳng thắn và trung thực là yếu tố nền tảng cho mối quan hệ giữa sếp và nhân viên. Cũng là bước đầu xây dựng niềm tin trong doanh nghiệp. Trước khi có những hành động cụ thể thể hiện tính công bằng, bạn phải tạo cho mọi người suy nghĩ rằng sếp của họ là người có xu hướng công tâm trong tương lai. Ngoài ra, nó cũng dần hình thành cho nhân viên cách làm việc thẳng thắn và trung thực. Giúp bạn có cơ sở để đưa ra các quyết định và đánh giá chính xác hơn.
Bạn có biết: Những ưu điểm của phần mềm quản lý bán hàng góp phần quan trọng tạo nên thành công trong kinh doanh.
Phát triển mối quan hệ đồng đều
Nhà lãnh đạo sẽ thường xuyên làm việc với các nhân viên tuyến trên hơn thay vì tuyến dưới. Thậm chí với những doanh nghiệp quy mô lớn, họ còn không nhớ hết mặt, hết tên đội ngũ nhân sự. Điều này vô hình chung tạo nên rào cản cấp bậc. Khiến nhân viên tuyến dưới nghĩ rằng vị trí của mình quá thấp nên không được quan tâm. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên tận dụng những hoạt động tập thể của công ty để tạo nên mối quan hệ gắn kết. Chẳng hạn như teambuilding, du lịch, dã ngoại, tiệc cuối năm, dành thời gian thăm các phòng ban định kỳ. Hoặc chỉ cần chào hỏi, mỉm cười khi gặp ai đó. Tuy đơn giản nhưng lại là chiếc búa có sức mạnh phá vỡ rào cản cực hiệu quả.
Đánh giá công tâm
Đánh giá thành tích là yếu tố cần sự công bằng nhất. Bởi nhân viên làm việc không chỉ vì đam mê hay muốn cống hiến. Mà trên hết họ cần nguồn thu nhập, sự công nhận và khả năng thăng tiến trong công việc. Vì vậy, nếu công sức bỏ ra không được nhìn nhận một cách chính xác, rất dễ dẫn đến tình trạng chán nản và mất động lực làm việc. Nghiêm trọng hơn là hình thành những mâu thuẫn ngầm trong nội bộ doanh nghiệp.
Cách tốt nhất để đánh giá công tâm đó chính là nhìn vào quá trình thay vì kết quả. Kết quả cũng chỉ là những con số khô khan. Đôi khi nó không bộc lộ được hết mà những gì người khác cống hiến. Đặc biệt, đừng quên chuẩn bị cho mình những lý do tại sao lại đưa ra quyết định như thế. Chỉ khi được đi kèm với nguyên nhân hợp lý, thì mọi người đều sẽ phục cách lãnh đạo của bạn.
Để giúp quá trình đánh giá được công tâm nhất, bạn nên áp dụng quản lý doanh nghiệp của mình bằng các phần mềm quản lý. Với những tính năng được phát triển chuyên biệt, hỗ trợ phân quyền quản lý và mức độ công việc, bạn có thể kiểm tra, kiểm soát hoạt động của nhân viên theo cả quá trình.
Việc điều hành và phân quyền nhân viên không còn khó như chúng ta nghĩ khi có sự trợ giúp của phần mềm hỗ trợ bán hàng online Abit. Nhanh tay ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ để trải nghiệm và được tư vấn hỗ trợ chi tiết.
Giao việc và xây dựng quy chế hợp lý
Trong một tập thể sẽ luôn có những cá nhân nổi trội và những cá nhân kém hơn. Nếu là một nhà lãnh đạo giỏi, bạn sẽ hiểu rằng, không thể giao việc cho mọi người như nhau. Hãy nhìn ra điểm mạnh, điểm yếu của mỗi người để sắp xếp công việc một cách cụ thể. Bên cạnh đó cũng cần xây dựng quy chế hợp lý. Không thể để quyền lợi của người làm ít – làm nhiều, làm tốt – làm chưa tốt tương xứng với nhau được. Đưa ra mức thưởng – phạt hợp lý, để tất cả cùng cố gắng đạt được mục tiêu. Nhờ vào đó mà người xuất sắc sẽ cố gắng đạt được những dấu mốc mới. Còn nếu chưa tốt sẽ cố gắng hoàn thiện bản thân hơn.
Công bằng trong thành tích tập thể
Nên nhớ, bạn sẽ không đạt được thành công nào nếu thiếu sự hỗ trợ từ các thành viên trong tập thể. Bởi vậy, đừng bao giờ nhận hết thành tích cho bản thân dù có là nhà lãnh đạo tài ba tới mức nào. Luôn cảm ơn và ghi nhận những đóng góp của từng cá nhân một cách chân thành. Nếu trong điều kiện cho phép, hãy đền đáp công sức của họ bằng những phần thưởng xứng đáng, một bữa tiệc hoặc đơn giản như lời cảm ơn. Khi nhân viên cảm nhận được sự chân thành từ bạn, họ sẽ có thêm động lực để cố gắng cống hiến trong những nhiệm vụ tiếp theo.
Thông tin liên quan: Có nên dùng phần mềm quản lý bán hàng để quản lý nhân viên và điều hành công việc kinh doanh?
Không ngẫu nhiên mà việc đối xử công bằng với nhân viên trở thành bài toán khó đối với những nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách áp dụng những phương pháp trên vào việc điều hành. Chắc chắn sẽ tìm được hướng đi và cách giải bài toán trên. Chúc các bạn thành công.