Những sự thật thú vị trong sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo
Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững trước tiên phải tạo được sự chặt chẽ trong bộ máy phân quyền. Thông thường các vị trí này rất dễ phân biệt nhờ vào quyền lực và trách nhiệm, tuy nhiên lại có một vài vị trí khiến chúng ta dễ nhầm lẫn, đơn cử như quản lý và lãnh đạo. Vậy sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo là gì?
Tìm hiểu về nhà quản lý và nhà lãnh đạo
Nhà quản lý là gì?
Nhà quản lý là người thực hiện các công việc quản trị, tổ chức và thực thi các kế hoạch công việc đã được đề ra. Họ sẽ theo dõi và giám sát quá trình, tiến độ của các dự án mà doanh nghiệp đang triển khai. Sử dụng các nguồn lực có sẵn như nhân lực, tài chính, công nghệ kỹ thuật,… trở thành bàn đạp cho những định hướng phát triển đã đề ra.
Để đạt được đến trình độ quản lý phải là người có kiến thức chuyên môn và hiểu biết sâu rộng. Ngoài ra còn cần có khả năng kết nối các thành viên trong tổ chức để tạo nên bộ máy hoạt động có hiệu quả.
Nhà lãnh đạo là gì?
Nhà lãnh đạo là người định hướng cho toàn doanh nghiệp và những cá nhân trong tập thể để đạt đến mục tiêu cuối cùng là phát triển bền vững. Bên cạnh đó, họ còn phải xây dựng một tầm nhìn dài hạn, tìm tòi ra các chiến lược mới. Các quyết định của nhà lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để đảm nhận vị trí này phải là người đủ bản lĩnh, tư duy, khả năng và trình độ chuyên môn.
♦ Tìm hiểu thêm: Giới thiệu phần mềm quản lý bán hàng HOT nhất trong giới kinh doanh
Sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo
Vai trò trong doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp nhà lãnh đạo chính là người đưa ra ý tưởng. Còn việc thực thi sẽ được triển khai nhờ vào quản lý. Có thể nói một người là đôi mắt và bộ não, một người có vai trò giống như tay chân.
Nhà lãnh đạo với trách nhiệm đưa ra các ý tưởng, tầm nhìn lớn và đưa vào kế hoạch phát triển của công ty qua từng giai đoạn. Họ luôn phải biết cách sáng tạo, cập nhật xu thế, nắm bắt hướng đi của thị trường. Chỉ cần một phán đoán sai lệch có thể đẩy công ty đến bờ vực thẳm.
Ngược lại, quản lý lại có vai trò duy trì, vận hành những gì mà nhà lãnh đạo đã định hướng trước đó. Đảm bảo và chịu trách nhiệm về khả năng hoạt động đúng quy trình, đúng thời hạn của kế hoạch. Họ là người làm việc trực tiếp với nhân viên, am hiểu khả năng của từng người. Biết rõ ai là người phù hợp với vị trí nào, công việc nào. Qua đó có cách phân bổ và sắp xếp hợp lý.
Phạm vi xử lý công việc
Nhà lãnh đạo đối phó với thay đổi, trong khi đó quản lý sẽ đối phó với những rắc rối.
Khả năng lãnh đạo tốt hay không sẽ được bộc lộ rõ nhất khi môi trường kinh doanh xảy ra nhiều biến đổi. Bởi khi thị trường thay đổi, chúng ta không thể giữ mãi một định hướng hay tầm nhìn qua nhiều giai đoạn. Dù cho nó có đang mang lại hiệu quả cao như thế nào. Mãi đi theo lối mòn chỉ là cái nhìn ngắn hạn của những người tư duy nửa vời.
Phạm vi xử lý công việc của người quản lý sẽ hẹp hơn nhiều. Họ không cần quá bận tâm tới cái nhìn dài hạn trong hoạch định. Cái họ cần nhìn nhận lâu dài đó chính là khả năng cống hiến của nhân viên. Bằng cách nào để đạt được sự cống hiến tối đa trong tổ chức.
♦ Tìm hiểu thêm: Những tố chất làm sếp không thể thiếu nếu bạn muốn “làm to”
Phản ứng trước rủi ro
Nhà lãnh đạo là người chấp nhận rủi ro và quản lý là người kiểm soát rủi ro.
Trên cương vị là người lãnh đạo, luôn phải ở trong tâm thế sẵn sàng đương đầu với những biến cố, kể cả sự sụp đổ trong tích tắc. Họ nhận thức được rằng rủi ro càng cao thì cơ hội càng lớn. Phải chấp nhận đương đầu với rủi ro mới có cơ hội phát triển và chạm vào được thành công.
Trong khi đó, người quản lý luôn làm việc với tiêu chí hạn chế tối đa những rủi ro và sự cố ngoài ý muốn. Nhiệm vụ của họ là kiểm soát thật tốt mọi vấn đề. Luôn lường trước từng bước đi nhỏ và nói không với những thứ không an toàn.
Sứ mệnh đối với doanh nghiệp
Nhà lãnh đạo là người luôn cố gắng thay đổi, quản lý cố gắng duy trì hiện trạng.
Như đã đề cập ở trên, lãnh đạo luôn không ngừng tìm kiếm sự đổi mới. Họ sẵn sàng thay đổi ngay cả khi điều đó sẽ làm xáo trộn bộ máy hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ cần nhìn thấy tương lai hình thức mới sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Nhà quản lý lại ngược lại. Họ thể hiện sự tận tâm và chuyên nghiệp qua việc gắn bó với những gì đang diễn ra. Họ chọn cách tính chỉnh hệ thống, đảm bảo cấu trúc và quy trình là một thể thống nhất. Đưa bộ máy doanh nghiệp vào quy củ và hoạt động một cách trơn tru.
♦ Tìm hiểu thêm: Phần mềm bán hàng online hiệu quả không ngờ tăng 200% doanh thu
Với những chia sẻ vừa rồi, hy vọng sẽ đưa ra được cho bạn cái nhìn chân thực nhất về sự khác biệt giữa quản lý và lãnh đạo. Mặc dù hay vị trí này hoàn toàn khác nhau. Nhưng mục tiêu cuối cùng họ hướng tới là sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.