Hé lộ những kỹ năng quản lý của trưởng phòng nhất định phải có
Trở thành trưởng phòng của một doanh nghiệp là mục tiêu và tham vọng của rất nhiều người. Nhưng đạt được vị trí này là một chuyện, đảm nhiệm được vai trò và trọng trách của nó lại là một chuyện hoàn toàn khác. Nó đòi hỏi bạn phải có những kỹ năng quản lý của trưởng phòng. Vậy những kỹ năng đó là gì?
Kỹ năng lãnh đạo
Là một trưởng phòng, đồng nghĩa với việc bạn phải quản lý và điều hành nhân viên của mình. Chính vì vậy, kỹ năng lãnh là yếu tố không thể thiếu. Nó đòi hỏi bạn phải có khả năng làm việc nhóm, chỉ đạo các mục tiêu, giải quyết các xung đột, khả năng giao tiếp, thuyết trình,…
Thêm vào đó, khi nhận chỉ thị, nhiệm vụ từ cấp trên, bạn phải phân bổ công việc thành các phần hợp lý cho từng thành viên trong bộ phận của mình. Nếu không có tố chất của một người lãnh đạo, bạn sẽ khó có thể điều hành một tập thể. Nhân viên cũng không thực thi phần việc được giao một cách nghiêm túc. Dẫn đến hiệu quả công việc không cao và chính bạn sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với kết quả này.
Theo dõi công việc một cách tốt hơn để đảm bảo đúng tiến độ deadline của nhân viên bằng cách sử dụng phần mềm Abit. Giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc.Đánh giá chất lượng công việc của từng nhân viên. Kiểm soát ngân sách tránh lãng phí những ngân sách không đáng.
Kỹ năng chuyên môn
Vị trí càng cao, đòi hỏi độ hiểu biết về chuyên môn càng lớn. Điều này có nghĩa khi trở thành trưởng phòng, bạn phải có chuyên môn khác biệt với một nhân viên bình thường. Muốn cấp dưới thực sự tâm phục khẩu phục thì không thể thiếu nền tảng kiến thức thật tốt. Điều này được đúc kết từ quá trình học tập tại trường đại học, các khóa học chuyên sâu và minh chứng của nó là những tấm bằng, chứng chỉ,…
Kỹ năng chuyên môn chính là công cụ để bạn quản lý tốt đội ngũ nhân sự, đánh giá hiệu quả công việc, đề xuất hoặc đưa ra các thay đổi cần thiết. Mặt khác nó còn tạo được niềm tin và tôn trọng của nhân viên dành cho trưởng phòng của họ.
♦ Tìm hiểu thêm: Nghệ thuật làm sếp con đường trở thành người sếp giỏi
Kỹ năng giải quyết các xung đột
Xung đột là yếu tố khó tránh khỏi trong nội bộ doanh nghiệp. Nó có thể là những tranh chấp, cãi vã nhưng cũng có thể là những làn sóng ngầm giữa các cá nhân. Xung đột ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phối hợp làm việc, cung cấp thông tin, thảo luận công việc. Chính vì vậy, là một người trưởng phòng bạn phải nhạy bén nhìn ra được mâu thuẫn trong nội bộ. Sau đó tìm ra giải pháp giải quyết hợp lý. Nhiệm vụ này đòi hỏi khả năng nhìn nhận, độ nhạy bén và tính công bằng. Nếu cách xử lý của bạn không thực sự công tâm có thể khiến cho xung đột ngày càng nghiêm trọng hơn.
Kỹ năng làm việc với các phòng ban khác
Doanh nghiệp là một thể thống nhất, hoạt động như bộ máy với mỗi phòng ban là một bộ phận riêng. Vì vậy bạn không thể tách biệt với tập thể mà phải hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Như thế mới có thể tạo ra kết quả tốt nhất. Kỹ năng này yêu cầu người trưởng phòng phải biết cách tham gia bàn bạc, đàm phán, thuyết phục tốt, truyền đạt công việc, tìm ra tiếng nói chung để mọi người có thể hiểu. Bạn sẽ trở thành cầu nối liên lạc chủ chốt của bộ phận mà mình quản lý.
♦ Tìm hiểu thêm: Tư vấn phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất cho doanh nghiệp
Kỹ năng cố vấn
Là người đứng đầu một bộ phận trong doanh nghiệp. Bắt buộc bạn phải có kỹ năng cố vấn tốt để điều hướng và chỉ dẫn cho nhân viên của mình. Tránh tình trạng cấp dưới hỏi mà sếp không có phương án hỗ trợ, giải quyết. Yêu cầu này có quan hệ mật thiết với kỹ năng chuyên môn mà chúng ta đã thảo luận ở trên. Hãy dựa vào kiến thức, kinh nghiệm và tầm nhìn của mình để trở thành một giáo viên hướng dẫn. Đưa ra các tư vấn hiệu quả, có tác động cao và mang lại lợi ích cho những ai đang cần đến nó.
Kỹ năng xây dựng niềm tin
Niềm tin được xem như yếu tố cần thiết để một tập thể có thể hoạt động tố. Và không ai khác ngoài trưởng phòng là người gây dựng niềm tin. Chẳng hạn như trong tình huống công ty đang đứng trước những rủi ro và thử thách. Hơn ai hết, bạn là người nắm rõ tình hình thực tế là gì. Lúc này, tâm lý của nhân viên rất dễ nao núng và nản lòng. Bạn phải đứng ra xây dựng niềm tin, thúc đẩy nhiệt huyết làm việc trong họ. Cùng nhau đoàn kết đưa công ty thoát khỏi giai đoạn khó khăn trước mắt.
♦ Tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý bán hàng là gì? Tại sao nên dùng nó trong kinh doanh
Trên đây là những kỹ năng quản lý của trưởng phòng. Hy vọng bài viết thực sự mang lại những thông tin hữu ích cho bạn. Chúc các bạn thành công và sớm đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình.