Chúng ta học được gì từ thành công của những nhà quản trị nổi tiếng?
Thành công của những nhà quản trị nổi tiếng Việt Nam luôn là ước mơ và khao khát của nhiều người. Tuy nhiên, không phải dễ dàng gì mà họ đạt được kết quả đáng ngưỡng mộ tới vậy. Nhìn vào những tấm gương sáng đó, chúng ta có thể học được gì?
Kỹ năng lãnh đạo
Một trong những yếu tố tạo nên một nhà quản trị giỏi đó chính là kỹ năng lãnh đạo. Họ sẽ là người phân tích, xây dựng định hướng, xác định các mục tiêu phát triển cho doanh nghiệp. Để làm tốt được điều này, đòi hỏi nhà quản trị phải sở hữu tầm nhìn dài hạn, khả năng giao tiếp, chấp nhận rủi ro, chịu được áp lực cao. Thêm vào đó, những yếu tố như kiên nhẫn, biết lắng nghe, tạo lòng tin, kỹ năng truyền đạt cũng vô cùng quan trọng. Nó hỗ trợ đắc lực trong việc xây dựng đội nhóm, đảm bảo các dự án, kế hoạch của công ty được diễn ra một cách trôi chảy.
Trau dồi kiến thức chuyên môn
Để có thể hoàn thành được mục tiêu đã đề ra, nhà quản trị không thể thiếu đi những kiến thức chuyên môn cần thiết. Đây cũng là yếu tố để phân biệt một nhà quản trị và người bình thường. Giúp họ xử lý công việc một cách chuyên nghiệp, hiệu quả và có thể quản lý được nhân viên của mình. Vị trí càng cao đồng nghĩa với yêu cầu về kiến thức chuyên môn càng khắt khe. Buộc họ phải luôn trau dồi, học hỏi, tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm để phát triển kỹ năng nghiệp vụ. Chứng tỏ rằng bản thân thực sự xứng đáng với vị trí này.
♦ Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về phần mềm quản lý bán hàng – giải pháp trong quản lý nhân viên kinh doanh
Kỹ năng tư duy nhạy bén
Kỹ năng tư duy cho phép nhà quản trị nhìn thấu được khả năng cũng như tiềm năng của doanh nghiệp. Dựa vào thực tiễn đó để đưa ra các chính sách, đường lối, chiến lược phát triển. Ngoài ra, họ còn phải phán đoán được những rủi ro có thể gặp phải. Từ đó đề xuất và đưa ra các giải pháp phù hợp, kịp thời để hạn chế tối đa rủi ro xảy ra. Sở hữu tư duy đúng đắn và nhạy bén sẽ giúp cho công việc bớt phức tạp, rút ngắn được những giai đoạn rườm rà, không cần thiết.
Kỹ năng quản lý nhân sự
Không chỉ riêng gì việc quản lý nguồn nhân lực, kỹ năng quản lý nhân sự đòi hỏi nhiều hơn thế. Từ việc tuyển chọn, phân bổ vị trí, đào tạo, định hướng, tạo cơ hội phát triển. Thậm chí là tạo sự gắn kết, xây dựng môi trường làm việc tích cực, tìm kiếm giải pháp tâm lý cho nhân viên. Tất cả đều là trách nhiệm của nhà quản trị. Không thể phủ nhận, nhân lực chính là nguồn tài nguyên quý giá và quan trọng bậc nhất đối với doanh nghiệp. Bởi vậy, khi phát triển được yếu tố này cũng đồng nghĩa với việc tạo cơ hội cho tổ chức phát triển.
♦ Tìm hiểu thêm: Lợi ích khi dùng phần mềm quản lý bán hàng đối với hoạt động kinh doanh online
Kỹ năng giao tiếp
Có thể nói, nhà quản trị chính là bộ mặt của doanh nghiệp. Họ đóng vai trò là người thương thảo với các nhân tố bên ngoài, đồng thời đảm nhiệm vị trí của người quản lý bên trong tổ chức. Khi có kỹ năng giao tiếp tốt, họ có thể dễ dàng đạt được những hợp đồng, mối làm ăn có lợi cho doanh nghiệp. Ngoài ra, còn hỗ trợ trong việc lãnh đạo, ra mệnh lệnh, truyền tải thông tin đối với cấp dưới một cách hiệu quả. Tạo môi trường làm việc thân thiện, xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Nhà quản trị là người giải quyết và trực tiếp xử lý mọi vấn đề xảy ra với doanh nghiệp. Mà đôi khi, rủi ro, khó khăn lại ập đến một cách bất ngờ, không hề có trong tính toán hoặc phương án dự phòng. Lúc này đòi hỏi họ phải thật sự bình tĩnh, sáng suốt, nhạy bén và quyết đoán. Tìm ra biện pháp phù hợp để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất có thể.
♦ Tìm hiểu thêm: Bật mí những kỹ năng của nhà quản lý giỏi nhất định phải có
Để trở thành các nhà quản trị nổi tiếng và xuất chúng không hề đơn giản. Nhưng không phải là không thể làm được. Nếu đang có ước mơ chinh phục vị trí này, thì ngay bây giờ hãy không ngừng cố gắng, trau dồi và tích lũy kinh nghiệm. Thành công sẽ mỉm cười với những ai có khả năng và cố gắng thật sự. Chúc các bạn thành công.