Các yếu tố cấu thành thương hiệu hoàn hảo trong kinh doanh 4.0

25/04/2022 4941

Bạn thường nghe thấy những chiến dịch đầu tư xây dựng thương hiệu, quảng bá thương hiệu, phát triển thương hiệu. Tuy nhiên bạn đã biết hết các yếu tố cấu thành thương hiệu chưa? Liệu những chiến dịch mà bạn đã, đang và sẽ thực hiện có đầy đủ những yếu tố này để phát triển tổng thể không? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

Tầm quan trọng các yếu tố cấu thành thương hiệu

Các yếu tố cấu thành thương hiệu đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Các yếu tố này không chỉ công cụ trực tiếp xây dựng thương hiệu vững mạnh mà còn là sợi dây liên kết giữa công ty với khách hàng, cung cấp thông tin sản phẩm cho người tiêu dùng. Đồng thời giúp doanh nghiệp nắm bắt và hiểu biết được hành vi và tâm lý của khách hàng. Từ đó đưa ra chiến lược marketing phù hợp, truyền tải thông điệp tốt nhất.

Các yếu tố còn tạo được sự liên tưởng của khách hàng khi có một người nào đó nhắc tới hoặc nhìn thấy thương hiệu. Không những thế, sự trung thành tuyệt đối của người tiêu dùng với sản phẩm cũng được tạo nên. Đó là một trong những nhân tố hình thành lên giá trị thương hiệu giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí marketing, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. Và đặc biệt khẳng định vị thế của mình trên thị trường cạnh tranh.

>>> Đưa thương hiệu bứt phá khỏi giới hạn an toàn – Mở rộng kinh doanh toàn diện bằng mô hình Bán hàng đa kênh. Với chi phí rẻ, tiếp cận được nguồn khách hàng khổng lồ, tốn ít thời gian, cơ hội chốt đơn của bạn sẽ không chỉ dừng lại ở vài trăm đơn 1 ngày đâu. Chi tiết về phương pháp này mời click vào link trên.

Các yếu tố cấu thành thương hiệu

Thương hiệu của doanh nghiệp là những lời hứa tạo ra nhận thức và đáp ứng nhu cầu giúp người tiêu dùng. Thương hiệu được đại diện bởi các yếu tố hữu hình và vô hình như sau:

Thành phần hữu hình

Hữu hình là những cái mà người tiêu dùng có thể nhìn thấy được và cảm nhận được nó. Chúng là những câu nói hay hình ảnh thường xuất hiện trước mắt người tiêu dùng.

– Tên thương hiệu: Là cái tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, giúp họ gợi nhớ đến sản phẩm của doanh nghiệp đầu tiên. Nó thường sẽ là một từ hay cụm từ ngắn gọn, độc đáo. Đặc biệt thường được lặp đi lặp lại trong nhận thức của khách hàng để xây dựng những ấn tượng từ sơ khai đến mạnh mẽ cho họ.

Ví dụ: Mercedes một thương hiệu nổi tiếng mà bạn đã từng nghe qua và chưa bao giờ bạn được đi thử. Nhưng chỉ cần nhắc đến tên thì bạn biết đó là thương hiệu xe được ưa chuộng nhất trên thế giới. Hay Colgate là một trong những thương hiệu kem đánh răng mà chắc chắn ai cũng biết.

Những yếu tố hữu hình tạo nên thương hiệu
Những yếu tố hữu hình tạo nên thương hiệu

Logo: Là hình ảnh trực quan để xác định và mang tiêu chuẩn cho toàn bộ trải nghiệm thương hiệu. Hình ảnh này chứa toàn bộ thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến người tiêu dùng. Điểm duy nhất khác biệt giữa tên thương hiệu và logo chính là cách truyền tải đến người tiếp nhận. Nếu tên thương hiệu dùng ngôn ngữ thì logo sử dụng hình ảnh. Chúng không chỉ là một biểu tượng tùy hứng mà còn mang những ý nghĩa cụ thể, truyền tải những thông điệp sâu sắc.

Ví dụ: Nhiều người nghĩ logo của hãng xe Hyundai chỉ đơn giản là ký tự viết tắt đầu tiên.. Nhưng thật ra, chữ “H” chính là biểu tượng của hai người (khách hàng và đại diện công ty) đang bắt tay nhau.

Slogan (thông điệp truyền tải): Chúng là những câu nói ngắn gọn chứa thông điệp và nội dung, có thể mang những âm điệu mạnh mẽ hoặc mềm mại tùy theo sản phẩm hoặc dịch vụ mà thương hiệu hướng tới. Slogan thường sẽ mô tả sâu hơn về sản phẩm hoặc doanh nghiệp. Chúng luôn mang tính tượng hình tượng thanh, có sức ảnh hưởng tới người đọc. Nói dễ hiểu thì chỉ cần nghe qua một lần có thể nhớ luôn.

Hình dạng và màu sắc: Hình dạng của sản phẩm hay của thương hiệu cũng khiến khách hàng nhớ đến doanh nghiệp. Như bạn có thể nhận biết được thương hiệu Coca-Cola qua hình dạng vỏ chai. Hay khi sử dụng hết tiềm năng của nó, người tiêu dùng ngay lập tức nhận ra một thương hiệu chỉ bằng màu sắc. Đấy cũng giải thích tại sao khi bạn nhìn vào tấm biển quảng cáo của thẻ ngân hàng có màu đỏ thì bạn biết đó là ngân hàng Techcombank.

Thành phần vô hình

Vô hình là những thứ mà doanh nghiệp khó có thể thấy. Chúng là những ưu điểm vượt trội mà qua quá trình sử dụng của người tiêu dùng. Chỉ cần nghe thấy tên thương hiệu người ta sẽ nhớ ngay ra những đặc điểm, tính chất nổi bật, tích cực của sản phẩm. Nếu một thương hiệu đã có những giá trị vô hình này. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã xây dựng được lòng tin, sự uy tín trong mắt khách hàng. Yếu tố này còn được gọi là “sự liên tưởng thương hiệu”.

Adidas là một thương hiệu nổi tiếng về giày thể thao và có tên tuổi ở trên thị trường. Chỉ cần nhắc đến nó thôi là họ nghĩ ngay đến những đôi giày vừa bền vừa chất lượng. Cụ thể hơn Nokia một thương hiệu điện thoại đã một thời “làm mưa, làm gió” trên thị trường. Nokia đã trải qua thời gian khủng hoảng trầm trọng nhất. Nhưng khi nhắc đến nó người tiêu dùng vẫn liên tưởng đến những chiếc “cục gạch” siêu bền.

Không chỉ dừng lại giá trị thương hiệu mà những thành tích đạt được của doanh nghiệp cũng cấu thành thương hiệu. Chúng có một profile lý tưởng để đảm bảo khách hàng tin dùng.

Yếu tố vô hình cấu thành giá trị thương hiệu
Yếu tố vô hình cấu thành giá trị thương hiệu

👉 Thương hiệu phát triển bền vững hay ngày càng xấu đi phụ thuộc rất nhiều vào cách quản lý của bạn. Để tối ưu hóa quy trình hoạt động, đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, hãy sử dụng phần mềm quản lý bán hàng online – một công cụ “nằm lòng” của hơn 1000 doanh nghiệp bán lẻ thành công tại Việt Nam. 

Tóm lại, để tạo một doanh nghiệp phát triển bền vững thì chắc chắn cần phải hiểu các yếu tố cấu thành thương hiệu. Chúng phản ánh chính xác cách doanh nghiệp thực hiện lời hứa đáp ứng mong đợi của người tiêu dùng đối với thương hiệu. Đối với riêng người làm marketing mà nói. Việc đầu tư nghiên cứu và xây dựng thương hiệu sẽ luôn là bài toán về thời gian, sự bền bỉ và tiền bạc. Hãy đồng hành cùng thương hiệu đến thành công nhé. Chúc bạn may mắn!

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

Buôn bán gì với số vốn nhỏ dưới 20 triệu? Làm giàu không khó!

Buôn bán gì với số vốn nhỏ dưới 20 triệu? Làm giàu không khó!

08/05/2020 7666

Bạn có 20 triệu trong tay và đang muốn bắt đầu công việc khởi nghiệp kinh doanh. Nhưng lại không biết nên buôn bán gì với số vốn nhỏ này? Vậy hãy cùng tham khảo những ý tưởng sau đây…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot