Nhân viên nghỉ việc vì sếp – hãy xem lại cách quản lý của mình
Có thể bạn chưa biết, thực trạng nhân viên nghỉ việc vì sếp tồi hiện nay không còn quá xa lạ trong nhiều doanh nghiệp. Đây được xem như cách nhanh nhất để họ tự giải thoát bản thân khỏi áp lực, mệt mỏi. Vậy trên cương vị nhà lãnh đạo, bạn nên xem lại cách quản lý của mình để chấm dứt tình trạng này.
Phải biết giới hạn của quyền lực
Nhà lãnh đạo thường gánh vác trên vai rất nhiều trách nhiệm cũng như trọng trách. Chính vì vậy, đôi khi họ quá đề cao lợi ích doanh nghiệp mà quên đi giới hạn quyền lực của bản thân. Điều này được thể hiện qua việc bắt nhân viên làm quá nhiều. Khiến họ luôn trong tình trạng quá tải, áp lực và mệt mỏi. Không một ai muốn đã cống hiến 8 tiếng trên công ty nhưng khi về nhà vẫn phải xử lý cả núi công việc. Trong khi quyền lợi nhận được thì không thay đổi.
Thay vì vắt kiệt sức lao động của nhân viên, bằng cách giao việc tràn lan. Bạn nên phân chia nhiệm vụ cho từng cá nhân một cách hợp lý. Khi làm việc đúng với sở trường và năng lực, họ sẽ làm việc hiệu quả hơn rất nhiều.
♦ Đọc thêm: Lợi ích của phần mềm quản lý bán hàng trong quản lý nhân viên kinh doanh
Thái độ cư xử đúng mực
Uy quyền không được thể hiện qua việc ăn to nói lớn, nói gì người khác cũng phải nghe theo. Nó chỉ khiến bạn trở thành vị “sếp phản diện” trong mắt nhân viên mà thôi. Thay vào đó, hãy xây dựng một mối quan hệ hài hòa và tốt đẹp trong tập thể. Sự kết nối sẽ giúp tập thể có thêm động lực để cố gắng và hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.
Để đạt được vị trí cao trong tổ chức, hầu hết chúng ta đều phải trải qua chuỗi ngày làm nhân viên. Tuy nhiên nhiều người thường quên đi điều này. Họ thỏa mãn với quyền lực mà mình đạt được và quên đi khoảng thời gian vất vả ban đầu. Những người này thường hình tượng hóa thái quá vị trí của một nhà lãnh đạo. Vì vậy, họ tự xây dựng cho mình rào cản vô hình với cấp dưới. Khiến các mối quan hệ trong doanh nghiệp ngày càng xa cách và ngột ngạt.
Có khả năng giải quyết các mâu thuẫn
Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chuyện rời công ty của nhân viên. Người mà họ tiếp xúc, làm việc suốt 1/3 thời gian trong ngày đó chính là đồng nghiệp. Vì vậy, chỉ cần xảy ra mâu thuẫn nó có thể hình thành nên những đợt sóng ngầm âm ỉ. Nó phá vỡ hết các mối liên hệ, tinh thần đoàn kết và tạo ra sự khó chịu khi làm việc.
Đòi hỏi sếp không thực sự sáng suốt, nhạy bén phát hiện ra vấn đề sớm. Để có thể tìm ra phương án giải quyết phù hợp nhất trước khi nhân viên không chịu nỗi mâu thuẫn và chọn cách ra đi. Bởi một khi không thể thoải mái trong tư tưởng, lâu dần nó sẽ hình thành nên áp lực. Điều này khiến họ không thể tập trung cho công việc và luôn cảm thấy mệt mỏi.
Tạo điều kiện cho nhân viên phát triển
Lương thưởng không phải là tất cả mục đích làm việc của nhân viên. Đôi khi thứ họ cần là kinh nghiệm, cơ hội thăng tiến, trau dồi kiến thức chuyên môn. Những yếu tố này sẽ khó mà đạt được nếu làm việc với một người sếp cứng nhắc và không có định hướng rõ ràng. Nếu nhân viên suốt ngày làm việc trong khuôn khổ như một cái máy. Họ sẽ không có cơ hội tiếp cận với những điều mới, kỹ năng và kinh nghiệm mãi dậm chân tại chỗ.
Lúc này, bạn cần xây dựng định hướng phát triển cụ thể cho từng cá nhân. Tháo bỏ bớt các khuôn mẫu lạc hậu để nhân viên của bạn có cơ hội sáng tạo, được va chạm nhiều hơn. Từ đó họ có thêm kinh nghiệm và vững vàng trước những thử thách.
♦ Đọc thêm: Chiến thuật giúp sếp nhận diện và xử lý những nhân viên khó ưa
Luôn ghi nhận thành tích của nhân viên
Trong bất cứ công việc gì, dù đơn giản hay khó khăn, chúng ta đều mong muốn công sức mình bỏ ra được ghi nhận đúng đắn và đền đáp xứng đáng. Nhân viên của bạn cũng không ngoại lệ. Dù cho đó là nhiệm vụ bắt buộc nhưng nếu họ làm tốt cũng đừng quên những lời tán dương. Đối với những trọng trách quan trọng hơn, hãy khen thưởng một cách xứng đáng. Để họ thấy được vai trò của mình trong tổ chức và có động lực cố gắng hơn trong tương lai.
Ngược lại, khi bạn bỏ qua những thành tích cũng như cống hiến của nhân viên. Rất dễ tạo cho họ cảm giác chán nản, mất dần niềm tin vào sếp của mình. Bởi việc cố gắng hay không thì kết quả vẫn giống nhau. Vậy họ phấn đấu để làm gì?
Đánh giá năng lực hoạt động với tính năng phân quyền của hệ thống phần mềm quản lý bán hàng. Mọi hoạt động kinh doanh của nhân viên sẽ được lưu giữ lại trên hệ thống. Bạn sẽ dựa vào cơ sở này để phân tích, đánh giá năng lực của nhân viên. Từ đó đưa ra những lời khuyên bổ ích cho mọi người.
Hy vọng những chia sẻ trong bài viết có thể giúp bạn chấm dứt tình trạng nhân viên nghỉ việc vì sếp. Đừng chỉ vì cách quản lý chưa thực sự hiệu quả mà đánh mất đi những nhân tài. Chúc các bạn thành công.