Những nhà quản trị thất bại dạy cho chúng ta bài học gì?

25/04/2022 2401

Trong kinh doanh, ranh giới giữa thành công và thất bại vô cùng mong manh. Nó phụ thuộc rất nhiều vào cách lãnh đạo của nhà quản trị. Để hạn chế được rủi ro có thể gặp phải, chúng ta hãy điểm qua sai lầm của những nhà quản trị thất bại để rút ra bài học cho chính mình.

Đánh giá quá cao quyền lực của bản thân

Đây là suy nghĩ vô cùng tai hại của rất nhiều nhà quản trị. Có lẽ điều này xuất phát từ khao khát và tham vọng về quyền lực của họ. Nhà quản trị tự cho phép mình nâng cao vai trò, vị trí và sức ảnh hưởng của họ trên thị trường. Dẫn đến tình trạng không đánh giá đúng năng lực và thực tiễn của doanh nghiệp. Dễ đưa ra những quyết định liều lĩnh và vượt quá khả năng đang có. Phó mặc cho hoàn cảnh và biến động ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh tổ chức đang điều hành. Họ tự trở thành đạo diễn và đảm nhận luôn vai trò diễn viên trong chính câu chuyện mình tự vẽ nên.

Những nhà quản trị thất bại dạy cho chúng ta bài học gì?
Những nhà quản trị thất bại dạy cho chúng ta bài học gì?

♦ Tìm hiểu thêm: Sếp thử nhân viên và thuật nhìn người tìm ra “khổng tước giữa bầy quả”

Ngủ quên trên chiến thắng

Rất nhiều doanh nghiệp khi mới đi vào hoạt động phất lên như diều gặp gió. Tuy nhiên chỉ một thời gian sau không hề có thêm một bước phát triển nào mới nữa. Thậm chí còn có xu hướng đi thụt lùi. Lý do ở đây là vì bước đầu họ đạt được thành công quá dễ dàng, sau đó thì ngủ quên trên chiến thắng. Dẫn đến kết cục là không thể vượt qua cái bóng của bản thân trong quá khứ. Một nhà quản trị giỏi là người luôn biết nắm bắt cơ hội và tạo ra thử thách. Biết biến thành công thành động lực và bàn đạp để xây dựng mục tiêu cao hơn. Thành công ở hiện tại không có nghĩa là tương lai cũng thế. Nó chỉ đến với những ai thực sự cố gắng và nỗ lực.

Những nhà quản trị thất bại ngủ quên trên chiến thắng
Những nhà quản trị thất bại ngủ quên trên chiến thắng

Không biết cách quản lý nhân viên

Đôi khi nhà quản trị mãi chạy theo mục tiêu mà quên đi rằng, nhân viên chính là những người hỗ trợ họ nhiều nhất. Chính vì vậy việc quản lý, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi bạn để nhân viên của mình làm việc như một cỗ máy từ ngày này qua ngày khác. Chắc chắn hiệu quả công việc sẽ không có tiến triển. Thêm vào đó, chỉ cần một biến cố nhỏ cũng khiến toàn hệ thống rơi vào tình trạng khủng hoảng và mất phương hướng. Nếu không tự thay đổi cách quản lý cũ này, sớm muộn doanh nghiệp cũng sẽ bị đào thải khỏi đường đua  kinh doanh khốc liệt này mà thôi.

Không biết cách quản lý nhân viên
Không biết cách quản lý nhân viên

♦ Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về phần mềm quản lý bán hàng – công cụ hỗ trợ theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên

Sợ cơ hội và thử thách

Cơ hội và thử thách là hai yếu tố giúp cho doanh nghiệp hoàn thiện và phát triển. Tuy nhiên, nếu nó được điều hành bởi nhà quản trị không có ý chí và luôn sợ sệt thì sẽ trở thành thảm họa. Rất nhiều cơ hội sẽ không xuất hiện lần thứ hai. Vì vậy, khi mà bạn còn đang băn khoăn, lưỡng lự suy nghĩ xem có nên nắm bắt hay không. Thì có lẽ nó đã rơi vào tay của đối thủ.

Nhà quản trị thất bại sẽ không dám đương đầu với thử thách, bởi họ sợ rủi ro và thất bại. Thậm chí không dám phá vỡ vùng an toàn của bản thân. Trong khi đó, đối với nền kinh tế thay đổi từng ngày, từng giờ như hiện nay. Nếu không dám thử sức mình, việc bị tụt lại phía sau là điều không thể tránh khỏi.

Sợ cơ hội và thử thách
Sợ cơ hội và thử thách

Không tiếp thu ý kiến của người khác

Đây có lẽ là hình tượng của nhà quản trị bảo thủ và độc đoán. Họ nắm quyền lực trong tay và tự quy định rằng bản thân mình luôn đúng. Trong khi đó, ý kiến đóng góp từ những người cộng sự, nhân viên là tài sản quý giá đối với doanh nghiệp. Bởi họ là những người trực tiếp xử lý công việc. Họ biết rõ nguyên lý hoạt động, cách thức thực hiện, những thuận lợi, khó khăn đối với công việc là gì. Từ đó nhà quản trị có thể đưa ra các phương pháp khắc phục cải thiện thiếu sót.

Tuy nhiên, với suy nghĩ bảo thủ, họ thường đưa ra quyết định dựa trên quan điểm cá nhân, phớt lờ đi đóng góp của tập thể. Điều này nguy hại hơn khi nó khiến nhân viên cảm thấy không được công nhận và áp lực với cách làm việc cứng nhắc. Buộc họ phải rời đi không phải là do công ty, mà do có vị sếp tồi.

Không tiếp thu ý kiến của người khác
Không tiếp thu ý kiến của người khác

♦ Tìm hiểu thêm: Lợi ích khi dùng phần mềm quản lý bán hàng trong kinh doanh

Chúng ta không chỉ có thể học từ những tấm thành công, mà những nhà quản trị thất bại cũng để lại rất nhiều bài học quý giá. Hãy tự suy ngẫm và tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân. Chắc chắn nó sẽ giúp ích rất nhiều cho tương lai của bạn.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

kinh-doanh-gi-von-it-1

Bạn có biết kinh doanh gì vốn ít lãi cao, phất lên nhanh chóng?

15/04/2021 5051

Không phải ai cũng có tiềm lực tài chính hoặc khả năng kêu gọi một số tiền vốn lớn. Nếu bạn đang nằm trong số đó thì cũng đừng vội nản lòng. Vẫn có những ý tưởng kinh doanh ít…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot