5 dấu hiệu của người “sếp tồi” mà bạn cần thay đổi ngay

25/04/2022 3279

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi làm việc với một nhà lãnh đạo độc tài, khắt khe sẽ gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần, trạng thái của nhân viên, thậm chí là có thể giảm tuổi thọ. Vì vậy, bạn hãy thay đổi ngay phong cách quản lý của mình nếu có những dấu hiệu của một người sếp tồi sau đây.

Thường xuyên giận dữ vô cớ

Lãnh đạo cũng chỉ là một người bình thường, họ cũng phải trải qua những áp lực, gánh nặng trong công việc, thậm chí là chúng còn lớn hơn của nhân viên rất nhiều. Vì thế, việc mất bình tĩnh, cáu gắt, giận dữ vô cớ là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu trường hợp này xảy ra thường xuyên nó sẽ tạo ra một môi trường làm việc đầy căng thẳng. Nhân viên luôn trong tình trạng lo lắng, bất an, mất dần sự tự tin vì sếp có thể nổi nóng bất cứ lúc nào, không biết việc mình làm đã đúng hay chưa, có vừa ý sếp hay không. Như vậy, vô hình chung bạn đã tạo nên phong cách làm việc thụ động, tiêu cực và thiếu tính sáng tạo cho tập thể.

Nghiêm trọng hơn, khi đạt đến giới hạn chịu đựng của nhân viên, họ sẽ tỏ thái độ bất cần. Bởi làm tốt hay không thì vẫn đều phải nhận những lời chỉ trích, cơn thịnh nộ từ sếp. Sớm hay muộn họ cũng sẽ từ bỏ công việc đầy áp lực và căng thẳng này. Còn bạn thì mất đi những người nhân viên ưu tú, dày dặn kinh nghiệm.

Thông tin hữu ích: Những tố chất làm sếp không thể thiếu nếu bạn muốn “làm to”.

Thường xuyên giận dữ vô cớ
Sếp tồi là người thường xuyên giận dữ vô cớ

Sếp xem thường nhân viên

Là sếp, việc đánh giá hiệu quả và năng suất làm việc của nhân viên là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Đôi khi với những cá nhân còn yếu kém, làm việc không hiệu quả, gây ảnh hưởng đến công ty, khiến bạn nói ra những lời nhận xét không hề dễ nghe. Thế nhưng, hành động này rất dễ trở thành con dao hai lưỡi. Không những không khiến nhân viên nhìn nhận được vấn đề mà còn tạo thêm áp lực, sự tự ti cho họ.

Thay vì chỉ trích, xem thường nhân viên khi cảm thấy họ yếu kém, làm việc không năng suất, thì bạn nên tìm cách thúc đẩy tiềm năng, giao việc đúng với điểm mạnh của họ. Chỉ khi nhân viên đã nỗ lực hết mình mà vẫn không được như mong đợi, chúng ta mới nên đưa ra các giải pháp mạnh tay hơn. Nên nhớ rằng, muốn người khác tôn trọng mình, bạn phải tôn trọng họ trước.

Xem thường nhân viên là dấu hiệu của một vị sếp tồi
Xem thường nhân viên là dấu hiệu của một vị sếp tồi

Áp đặt uy quyền lên nhân viên

Khoảng cách về địa vị vô hình chung đã tạo cho nhân viên một rào cản mang tên “sợ sếp”. Do đó họ có xu hướng không dám phản bác, đấu tranh vì quyền lợi mà chấp nhận những gì cấp trên áp đặt. Bởi nhiều người vẫn có suy nghĩ muốn yên ổn là việc thì phải “đội sếp lên đầu”. Điều này dễ khiến cho nhà lãnh đạo có thói quen tiêu cực đó là đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho tập thể. Nhân viên càng sợ, sếp càng khoái chí, và chắc chắn sẽ có những tình huống tương tự xảy ra trong tương lai.

Như vậy nhân viên sợ sếp có gì là xấu? Thực tế lại rất tai hại. Bởi tính cách này không chỉ thể hiện bạn là người sếp tồi mà còn đang ngăn cản sự phát triển của tập thể. Mỗi cá nhân thay vì tiếp thu cái mới, sáng tạo, học hỏi thì họ sẽ làm việc như cái máy, an phận mãi với một vai trò. Còn đối với những người ưu tú, có khả năng và tham vọng phát triển họ sẽ đi tìm môi trường mới với nhiều cơ hội tốt hơn.

Bạn có biết: Phần mềm quản lý nhân viên từ xa đáng dùng nhất hiện nay.

Sếp tồi thường xuyên đổi lỗi cho nhân viên
Sếp tồi thường xuyên đổi lỗi cho nhân viên

Trốn tránh trách nhiệm

Hãy đánh giá lại cách giải quyết vấn đề của bạn. Chẳng hạn như: Bạn đối diện với thử thách và trách nhiệm như thế nào? Xử lý mâu thuẫn, khiếu nại của nhân viên ra sao? Làm gì khi công ty gặp khủng hoảng hay khi bản thân gây ra sự cố nghiêm trọng?… Nếu câu trả lời đa phần là lảng tránh, không nhắc đến, để mọi chuyện đi vào quên lãng thì bạn cần xem lại cách lãnh đạo của mình.

Những người sếp tồi luôn lảng tránh việc đối diện với thực tế, thử thách và trách nhiệm, thiếu kiến thức về chuyên môn. Họ luôn đẩy sai lầm cho nhân viên khi thất bại còn thành công thì nhận là của mình. Điều mà đáng lẽ người đứng đầu phải làm là tập trung vào việc xác định những mục tiêu cụ thể trong mọi trường hợp. Với cách này, khi có sai sót xảy ra, mọi người sẽ biết sai sót bắt nguồn từ đâu và ai là người chịu trách nhiệm. Tuy nhiên họ không làm vậy, bởi việc thừa nhận sai lầm về mình thì những vị sếp kém cỏi thường tránh xa.

Sếp chỉ biết công việc

Khi sếp là người tham công tiếc việc, cuộc sống chỉ có làm và làm. Sẽ không có gì quan ngại nếu như sếp cũng muốn nhân viên phải cống hiến như mình. Kể cả trong trường hợp họ đang ngập đầu trong công việc nhưng vẫn bị chất đống thêm nhiệm vụ. Với cách lãnh đạo như thế này, họ thường không nhận thức được những ảnh hưởng tiêu cực trong hành vi của mình đến những người xung quanh và đặc biệt là không biết cách cân bằng cuộc sống.

Nếu trường hợp này xảy ra thường xuyên, nhân viên sẽ cảm thấy áp lực và bị bóc lột một cách quá đáng. Thử nghĩ xem, có ai ngu ngốc đến mức sẵn sàng chịu thiệt thòi mà không nhận lại bất cứ giá trị nào. Đương nhiên, những người sếp như thế này thường không có nhân viên thân cận, bởi không ai có thể gắn bó lâu dài với họ.

Nhà quản trị cần biết: Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất – Giải pháp giúp bạn tiết kiệm tới 70% thời gian giải quyết công việc, cho phép theo dõi từ xa vô cùng tiện lợi.

Sếp tồi là những người thất bại
Sếp tồi là những người thất bại

Trên đây là những chia sẻ về tính cách và phong cách lãnh đạo của một người sếp tồi. Bạn hãy đánh giá và so sánh với cách làm việc của bản thân để xem mình đã thực sự mẫu mực hay chưa. Hy vọng thông tin của bài viết thực sự có ích với bạn.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

phi-ship-buu-dien-0

Phí ship bưu điện có cao không? Giải đáp thắc mắc của chủ shop online

11/09/2020 5709

Bưu điện vẫn là kênh vận chuyển uy tín, giá rẻ nhất hiện nay. Bạn đang có nhu cầu ship hàng cho khách qua dịch vụ vận chuyển của Vnpost nhưng không biết phí ship bưu điện của dịch vụ…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot