Thái độ của sếp với nhân viên khiến nhân viên phải bỏ việc

25/04/2022 3078

Một nhà lãnh đạo xuất chúng được nhân viên yêu mến khi vừa làm tốt trọng trách vừa thể hiện được cái tâm và cái tầm với cấp dưới. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm tốt được điều này. Đôi khi chính thái độ của sếp với nhân viên chính là lý do khiến họ phải bỏ việc.

Vậy một người sếp như thế nào sẽ khiến nhân viên của mình không còn hứng thú trong công việc, không muốn cống hiến và phải đưa ra quyết định rời bỏ công ty.

Luôn soi xét mọi vấn đề

Không thể phủ nhận, làm sếp luôn phải có cái nhìn bao quát và chi tiết mọi vấn đề. Như thế mới có thể thấu hiểu, đo lường và đánh giá công việc một cách hiệu quả. Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen soi xét cả những điều nhỏ nhặt nhất thì nó lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Khi đó, bạn sẽ trở thành một người sếp nghiêm khắc, độc đoán và khó tính trong mắt cấp dưới của mình.

Việc soi xét chưa chắc đã giúp cho nhà lãnh đạo nhìn thấu đáo được bản chất vấn đề. Ngược lại nó trở thành con dao hai lưỡi khi khiến nhân viên cảm thấy áp lực, nặng nề. Họ sẽ luôn hoài nghi vào quyết định của mình, liệu làm vậy là đúng hay sai? Làm thế này có bị sếp bắt lỗi hay không?

Sếp luôn soi xét mọi vấn đề
Sếp luôn soi xét mọi vấn đề

Sếp khó gần

Đây có lẽ là lý do khiến nhiều người cảm thấy khó khăn trong công việc. Lâu dần nó sẽ trở thành bức tường vô hình ngăn cách trong nội bộ công ty. Sếp không cởi mở, nhân viên cũng không dám tiếp xúc. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới bầu không khí làm việc, mà quan trọng hơn nhà lãnh đạo sẽ không hiểu rõ được đội ngũ của mình. Không nắm bắt được điểm mạnh điểm yếu, tố chất của mỗi cá nhân. Ảnh hưởng tới việc ra quyết định và phân bổ nhân sự.

Thái độ của sếp với nhân viên khó gần
Thái độ của sếp với nhân viên khó gần

Sống sót trong công sở với: Đối phó với đồng nghiệp tiểu nhân – kẻ cắp gặp bà già

Sếp không công tâm

Việc đánh giá và xác định thành tích hay phê bình từng cá nhân chưa bao giờ là điều dễ dàng. Bởi chúng ta không thể chỉ đo lường khách quan bằng những con số, mà còn phải dựa vào cả quá trình dài cố gắng và các tác nhân bên ngoài. Chỉ cần một quyết định sai lệch cũng có thể khiến nhân viên của bạn cảm thấy những thứ đã cống hiến và nhận về hoàn toàn không tương xứng. Lúc này, họ sẽ muốn tìm một nơi mà khả năng của bản thân được đền đáp xứng đáng.

Việc công tâm không chỉ được thể hiện thông qua khen thưởng hay phê bình mà còn ở thái độ của sếp đối với mỗi người. Đừng bao giờ hồ hởi thân thiết quá với người này mà làm lơ người khác. Mọi hành động vô tâm từ nhà lãnh đạo cũng có thể làm tổn thương hoặc đụng đến lòng tự trọng của nhân viên. Bạn chỉ mất vài giây để gây ra lỗi lầm nhưng muốn sửa chữa nó thì không phải là chuyện ngày một, ngày hai.

Sếp không công tâm
Sếp không công tâm

Sếp không định hướng và tạo điều kiện phát triển cho nhân viên

Mỗi cá nhân đều có những mục tiêu phấn đấu trong công việc. Và điều này gần như là phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của nhà lãnh đạo. Họ có muốn biết cách định hướng, tạo điều kiện phát triển cho nhân viên của mình, hay chỉ xem là những cỗ máy làm việc và cống hiến. Đôi khi, người sếp phải chấp nhận những rủi ro nhỏ để giúp nhân viên có những bài học xương máu. Đẩy họ ra khỏi vùng an toàn vốn có để va chạm và thu về kinh nghiệm.

Chắc chắn, chẳng ai lại muốn ở mãi trong một môi trường mà bản thân luôn dậm chân tại chỗ. Họ cần những vùng đất mới. Nơi học được nhiều điều hơn, cơ hội phát triển bản thân và sự nghiệp tốt hơn.

Sếp không định hướng và tạo điều kiện phát triển cho nhân viên
Sếp không định hướng và tạo điều kiện phát triển cho nhân viên

Giảm áp lực cho nhân viên trực fanpage khi quá tải đơn bằng các công cụ sau:

>> Ứng dụng quản lý tin nhắn fanpage hỗ trợ auto inbox theo kịch bản, gợi ý chat nhanh, phân loại inbox theo SĐT, thống kê tương tác, chia đơn tự động,…

>> Tự động trả lời bình luận fanpage mà không cần online 24/7, lên đơn bằng SĐT trong 1 nốt nhạc

Sếp tham thành tích

Đây là biểu hiện của người luôn coi rằng những cống hiến, thành quả của tập thể là của mình. Nhưng khi gặp lỗi lại tìm cách đùn đẩy. Một nhà lãnh đạo như vậy chắc chắn sẽ không có bất cứ người cộng sự trung thành nào.

Bạn nên nhớ, cho dù mình là người dẫn dắt và định hướng. Nhưng nếu không có sự đóng góp của tất cả mọi người, sẽ chẳng có thành công nào hết. Mỗi người đều là một mắt xích nhỏ và đóng vai trò quan trọng trong sự vận hành của toàn hệ thống. Bạn có thể nhận hết công trạng về mình. Tuy nhiên, thứ bạn không bao giờ nhận được đó chính là sự tôn trọng của nhân viên.

Thái độ của sếp với nhân viên khiến họ muốn nghỉ việc
Thái độ của sếp với nhân viên khiến họ muốn nghỉ việc

Tạm kết

Doanh nghiệp tồn tại và phát triển hay không, phụ thuộc hoàn toàn vào cách mà nhân viên làm việc và cống hiến. Chính vì thể, đừng để thái độ và cách quản lý của bạn mang lại những ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và cách làm việc của nhân viên. Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, không khó để bạn có thể tìm kiếm cho mình những giải pháp tốt, hướng đi tích cực. Và kể cả là các công cụ quản lý nhân viên thay bạn.

Với tính năng phân quyền nhân viên phần mềm quản lý bán hàng online"}” data-sheets-userformat=”{"2":1325759,"3":{"1":0},"4":[null,2,13228792],"5":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"6":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"7":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"8":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":1}]},"10":2,"12":0,"14":[null,2,0],"15":"Times","16":14,"21":1,"23":1}” data-sheets-hyperlink=”https://blog.abit.vn/phan-mem-quan-ly-ban-hang-online-free/”>phần mềm quản lý bán hàng online Abit đã giúp doanh nghiệp quản lý nhân viên một cách chặt chẽ và linh hoạt hơn. Đồng thời, đánh giá chính xác chất lượng công việc và hiệu quả mang lại. Chớp lấy cơ hội DÙNG THỬ MIỄN PHÍ để trải nghiệm tính năng hữu ích này ngay khi bạn gọi đến tổng đài 024.6674.8888 của ABIT nhé.

Nhân viên không rời bỏ công ty, họ chỉ rời bỏ người lãnh đạo. Vì vậy, hãy luôn trau dồi và học hỏi để trở thành người đứng đầu mẫu mực. Đừng để thái độ của sếp với nhân viên khiến họ phải bỏ việc. Khi đó, bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo thất bại.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

phan-tich-doi-thu-canh-tranh-3

Phương pháp phân tích đối thủ cạnh tranh giúp bạn đi trước đối thủ

23/03/2021 6978

Cạnh tranh là áp lực nhưng đồng thời cũng là động lực giúp các doanh nghiệp ngày một phát triển. Cạnh tranh ngày nay không còn trong phạm vi truyền thống mà còn có cạnh tranh online. Vậy làm sao…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot