5 lý do khiến nhân viên không phục sếp mới bạn không nên bỏ qua
Để trở thành một người sếp mới được nhân viên “tâm phục – khẩu phục” chúng ta cần tìm ra những nguyên nhân cấp dưới luôn chống đối bạn. Chính vì vậy, bài viết này sẽ gợi ý cho bạn 5 lý do khiến nhân viên không phục sếp mới. Cùng tham khảo nhé!
1. Đặt nhân viên vào khuôn khổ do chính bạn đề ra
Người sếp giỏi sẽ luôn tuyển những người thông minh hơn anh ấy và cho phép họ thể hiện năng lực của mình một cách tối đa. Khi đạt đến mức kinh nghiệm nhất định, nhân viên của bạn cần được trao quyền trong công việc thay vì liên tục phải báo cáo với bạn để hỏi và xin quyết định. Hãy để họ tự do quản lý thời gian cũng như công việc của mình thay vì phải làm theo những lịch trình do bạn đề ra.
Khi bạn quản lý chi tiết nhất cử nhất động của nhân viên sẽ khiến họ cảm thấy bị kiểm soát và kìm hãm năng lực. Một nhân viên làm việc hiệu quả cao nhất là khi tinh thần được thoải mái tự do. Cảm giác ép buộc dù bất cứ lý do gì sẽ giết chết sự hiệu quả và nhiệt huyết làm việc của nhân viên.
♦ Tìm hiểu thêm: Cách quản lý nhân viên hiệu quả với phần mềm bán hàng Abit
2. Hay đổ lỗi cho nhân viên
Nếu bạn là một người sếp mới mà hay chỉ trích và đổ lỗi cho nhân viên khi chưa thật sự nắm rõ được công việc cũng như nguyên nhân thì bạn cần dừng ngay cách làm việc này lại. Bởi nó sẽ khiến nhân viên cấp dưới hoài nghi về cách lãnh đạo của bạn dẫn đến tình trạng không phục thậm chí là xem thường bạn.
Là người sếp mới bạn cần bày tỏ sự công bằng trong môi trường làm việc và phải tự chịu trách nhiệm mà mình đã gây ra thay vào việc lấy nhân viên làm bình phong. Bạn cũng đừng cố tỏ ra mình là người ngoài cuộc khi công ty gặp khó khăn bởi điều này cũng khiến nhân viên không phục bạn.
3. Sếp mới là người không đáng tin cậy khiến nhân viên không phục
Bạn là một người sếp mới, nếu không đủ độ tin cậy thì đây sẽ là một yếu tố khiến cho nhân viên không phục sếp. Bạn luôn yêu cầu cấp dưới của mình phải đi làm đúng giờ, tác phong nhanh nhẹn, công việc hoàn thành đúng deadline và cam kết thực hiện một cách hiệu quả.
Thế nhưng, bạn lại làm ngược lại những gì mình đã đề ra khiến cho nhân viên cảm thấy bạn là một người nói được nhưng không làm được. Khi bạn đã trót lỡ hẹn deadline thì cũng đừng cố viện cớ rằng mình là người lãnh đạo nên có thể ngoại lệ. Vì vậy, nếu bạn là người sếp mới hãy cố gắng thành thật với nhân viên của mình để trở thành một người sếp đáng tin cậy trong mắt cấp dưới.
Tìm hiểu ngay: Bí quyết giúp sếp quản lý nhân viên tâm phục khẩu phục
4. Không tôn trọng cấp dưới
Tôn trọng nhân viên là một cách làm hiệu quả để nhân viên tôn trọng một vị sếp mới. Vì vậy, khi bạn thể hiện sự tôn trọng đối với nhân viên của mình, họ sẽ đối xử lại với bạn như thế.
Là người lãnh đạo đừng bao giờ nghĩ rằng mình là sếp thì có quyền bắt nạt nhân viên trong tập thể, bãi bỏ các công lao, ý tưởng và gạt bỏ mọi đóng góp xây dựng của họ. Ngoài ra, đây cũng là dấu hiệu của việc bạn đang không tôn trọng nhân viên cấp dưới. Vì vậy, hãy đối xử với nhân viên ở mức độ tôn trọng nhất chính là lối giao tiếp cơ bản khiến nhân viên tôn trọng lại bạn.
5. Sếp mới không hài lòng về mọi thứ khiến nhân viên không phục
Bạn nên nhớ rằng, trên đời này không có người nào là hoàn hảo cả, ngay chính bạn cũng có rất nhiều nhược điểm. Chính vì vậy, để nhân viên có thể phục bạn thì đừng yêu cầu họ trở thành người hoàn hảo, làm việc một cách trơn tru, hiệu quả như những mục tiêu đã đặt. Ngoài ra, bạn đừng quá cố gắng “vạch lá tìm sâu”, thoi dõi những gì nhân viên cấp dưới làm, như vậy sẽ khiến họ nản lòng và không phục bạn.
Tạm kết
Trên đây là 5 lý do khiến nhân viên không phục sếp mới. Hãy chiêm nghiệm và rút ra những giá trị hữu ích cho bản thân để quản lý doanh nghiệp tốt hơn. Bên cạnh đó, trang bị thêm công cụ hỗ trợ quản lý nhân viên, như phần mềm bán hàng online trên Facebook chẳng hạn. Nó sẽ giúp bạn phân quyền và quản lý nhân viên thuyết phục hơn. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra những lý do nhân viên không phục sếp mới để tham khảo và trở thành một vị lãnh đạo khiến nhân viên “tâm phục khẩu phục”.
Tìm đọc thêm:
Làm sao để quản lý fanpage hiệu quả mà lại tiết kiệm tối đa các nguồn chi phí và thời gian