Những kỹ năng cần có của người đứng đầu “làm sếp cũng phải học”
Là một nhà lãnh đạo cần có những kỹ năng gì? Đây là mối quan tâm của rất nhiều các bạn đọc hiện nay. Chính vì vậy bài viết này sẽ gợi ý cho bạn những kỹ năng cần có của người đứng đầu “làm sếp cũng phải học”. Mời bạn tham khảo!
Kỹ năng quản lý – Làm sếp cũng phải học
Quản lý bao gồm các kỹ năng như hoạch định, tổ chức công việc cá nhân, tập thể và điều khiển một doanh nghiệp,… Hoạch định là quá trình đưa ra mục tiêu xây dựng các chiến lược và kế hoạch để thực hiện mục tiêu đó. Trong quá trình này nhà quản lý phải dự kiến được các khó khăn, trở ngại, những biến động của doanh nghiệp và cần có những kế hoạch dự phòng. Hoạch định có xa và gần. Xa là tầm nhìn về con đường phát triển của một doanh nghiệp trong 10-15 năm sau. Bên cạnh đó hoạch định gần là những kế hoạch ngắn hạn như quý, tháng, năm,.. Và hoạt động quản lý sẽ hiệu quả, chuyên nghiệp hơn khi có sự trợ giúp của phần mềm quản lý bán hàng.
Xu thế toàn cầu hóa có ảnh hưởng rất lớn đến câu hỏi này. Bạn không thể giới hạn câu trả lời trong phạm vi một ngành và một quốc gia, mà đã đến lúc phải định vị nó trong bối cảnh cạnh tranh và hợp tác toàn cầu.
Tuy nhiên, công việc nhóm sẽ không bao giờ tốt nếu việc cá nhân không được tổ chức hiệu quả. Một người sếp tài ba là một người tổ chức công việc cũng như thời gian của chính mình, cần phân bổ hợp lý nguồn lực cá nhân cho các công việc hàng ngày. Bởi sự mất cân đối trong bố trí nguồn lực cá nhân sẽ làm giảm công suất của một người sếp.
Kỹ năng lập kế hoạch
Khi làm sếp bạn cần học cách lập kế hoạch, chiến lược, triển khai, thực hiện cũng như theo dõi các kế hoạch từ đầu đến cuối. Người sếp giỏi là người có thể đưa ra những quyết định một cách nhanh chóng và chính xác. Nếu bạn không biết cách lập kế hoạch thì những công việc, dự án sẽ rất dễ mắc sai lầm.
Học kỹ năng lập kế hoạch sẽ giúp bạn đưa ra được các chiến lược hợp lý, đồng thời bố trí công việc cho nhân viên theo đúng năng lực của họ. Với kỹ năng lập kế hoạch, bạn có thể định hướng được các mục tiêu cho cấp dưới một cách hiệu quả.
Kỹ năng xử lý thông tin – Làm sếp cũng phải học
Tiếp nhận và xử lý thông tin là một cách hiệu quả giúp bạn có thể đưa ra được những quyết định chính xác. Kỹ năng xử lý thông tin có bốn yếu tố chính
- Kỹ năng phân tích vấn đề và đưa ra quyết định. Nó bao gồm nhận biết vấn đề, nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý các thông tin để đưa ra giải pháp phù hợp trong thời gian sớm nhất
- Kỹ năng phân tích định lượng và tài chính. Các nhà quản lý phải có khả năng làm việc với các con số tài chính cũng như khả năng phân tích các con số này để phục vụ quá trong quá trình làm việc
- Kỹ năng phát triển và sáng tạo các phương pháp để giải quyết vấn đề cho mình và doanh nghiệp. Hai yếu tố này rất quan trọng nhưng nó không tự nhiên đến, mà nó là kết quả của một quá trình học hỏi, quan sát và tư duy
- Kỹ năng xử lý thông tin. Trong một môi trường làm việc sẽ có rất nhiều thông tin đa dạng, để xử lý hiệu quả người sếp phải biết chọn lọc các thông tin quan trọng, giữ được các khuynh hướng chính và sự cân đối.
♦ Đừng bỏ qua: Nắm bắt, xử lý thông tin hàng hóa nhanh chóng với phần mềm quản lý kho Abit
Kỹ năng lãnh đạo
Một người sếp có kỹ năng lãnh đạo tốt là phải dám nhận trách nhiệm, đương đầu với những thử thách và phải chấp nhận thay đổi. Ngoài ra, họ còn phải biết động viên cấp dưới của mình bằng cách tạo ra một môi trường làm việc tốt bằng các yếu tố như: Thu nhập, sự hứng thú làm việc, sự thăng tiến, các thử thách, sự an toàn trong công việc,..
Bên cạnh đó người sếp tài ba còn phải đưa ra các nhận xét khen – chê chính xác mang tính xây dựng. Khen – chê đúng lúc và đúng liều lượng giúp tác động đến tinh thần làm việc của nhân viên rất cao. Trên thực tế rất nhiều vị sếp không biết cách khen ngợi hay phê bình vì không vượt qua được bản thân để cho tình cảm cá nhân xen lẫn vào công việc. Chính vì vậy lựa chọn, phát triển hướng dẫn và phân quyền cho nhân viên cũng là các kỹ năng quan trọng của một người sếp giỏi.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Đây là một kỹ năng thiết yếu mà người làm sếp không thể thiếu. Chính vì vậy, hãy thường xuyên thực hành kỹ năng giải quyết vấn đề theo các bước như: Tìm hiểu vấn đề -> Xác định vấn đề đang xảy ra là gì -> Tìm hiểu nguyên nhân -> Xác định vấn đề đang xảy ra nghiêm trọng tới mức độ nào. Sau đó, hãy đưa ra những giải pháp khác nhau và lựa chọn giải pháp tối ưu nhất. Nếu bạn là một người sếp giỏi, các vấn đề sẽ được bạn thực hiện một cách khéo léo và mang lại hiệu quả cao.
Trên đây là chia sẻ về những kỹ năng mà người đứng đầu cần có cho dù “làm sếp cũng phải học”. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thể tích lũy thêm được những kỹ năng cần thiết để có thể mang đến hiệu quả trong hành trình làm sếp của mình. Chúc bạn thành công!
Tìm hiểu thêm: