Yếu tố không thể thiếu khi xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng
Tạo hồ sơ khách hàng mục tiêu có lẽ là công việc khiến cho các Marketer phải đau đầu và bế tắc nhất. Trong khi đó, đây được xem như bước không thể thiếu trong một chiến dịch Marketing. Vậy để xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng, bạn cần quan tâm tới những yếu tố gì?
Khách hàng của bạn là ai?
Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất khi xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng đó chính là biết họ là ai? Trong độ tuổi nào? Giới tính? Đối tượng chiếm số đông? Tập trung ở đâu? Tình trạng hôn nhân như thế nào? Mức thu nhập, tình hình tài chính?… Khai thác được càng nhiều thông tin thì chân dung đối tượng càng rõ ràng. Những bước xác định tiếp theo cũng dễ dàng hơn. Nhờ đó có thể thu hẹp vùng và phạm vi của khách hàng. Giúp bạn tìm ra được cách thức tiếp cận họ hiệu quả nhất. Tiết kiệm được tối đa nguồn nhân lực, thời gian và chi phí.
Thói quen, sở thích của khách hàng
Sau khi đã phác họa được những nét cơ bản bên ngoài, bây giờ việc của bạn là chú trọng tới các yếu tố bên trong để chân dung khách hàng được hoàn thiện hơn. Hãy dành thời gian để biết sở thích, thói quen của đối tượng mà doanh nghiệp hướng đến là gì. Chẳng hạn như thích tham gia các hoạt động nào: tập gym, spa, cà phê, shopping,…
Ngoài ra, blog, diễn đàn, mạng xã hội cũng là các kênh đầy tiềm năng để doanh nghiệp khai thác và thể nghiên cứu sở thích của đối tượng. Đặc biệt trong số đó phải kể đến Facebook. Bạn có thể chắt lọc được những nội dung, fanpage mà khách hàng quan tâm nhiều nhất, phương tiện họ sử dụng để lướt web, thời gian truy cập,.. thông qua các công cụ và phần mềm hỗ trợ. Chẳng hạn như với phần mềm quản lý bán hàng Abit, bạn có thể biết chính xác đâu là thời gian người dùng tương tác trên Fanpage nhiều nhất. Thậm chí là quản lý các khách hàng đã từng nhắn tin cho trang một cách dễ dàng.
Nhu cầu của khách hàng
Nhu cầu của khách hàng được hiểu là sự mong muốn của họ về một điều gì đó. Việc của bạn là phải tìm mọi cách đáp ứng, thỏa mãn được những nhu cầu trên. Nhằm mục đích tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh cũng như chăm sóc khách hàng tốt nhất. Trong kinh doanh, đa phần chúng ta chỉ tập trung vào việc làm cách nào để bán được càng nhiều hàng càng tốt. Mà quên đi rằng liệu vấn đề của người mua có được giải quyết hay không. Đây chính là yếu tố khiến doanh nghiệp khó có được những người tiêu dùng trung thành. Thay vào đó, bạn nên “bán thứ khách hàng cần chứ không phải thứ mình có”. Chú trọng tới việc tiếp thị các tính năng của sản phẩm có thể khắc phục và xử lý được “nỗi đau” của khách hàng.
♦ Tìm hiểu thêm: Chăm sóc khách hàng sau bán hàng là gì và những điều cần biết
Tìm hiểu khách hàng của đối thủ cạnh tranh
Việc tìm hiểu khách hàng của đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn biết được chân dung khách hàng mà họ đã xây dựng là như thế nào? Cách tiếp cận, định vị thị trường ra sao?… Hay bất cứ điều gì có thể khai thác được. Từ đó, sẽ có hình mẫu để đối chiếu với các đặc điểm đã xây dựng trước đó. Nhờ vậy mà biết được mình còn thiếu sót hay chưa đúng ở điểm nào. Bạn có thể tìm hiểu thông qua website, blog, fanpage,… của họ. Để xem những đối tượng thường xuyên truy cập và tương tác là ai? Có các đặc điểm như thế nào? Và bổ sung vào chân dung khách hàng của mình.
Tìm kiếm khách hàng ở đâu?
Hiện nay, hai kênh chính để bạn có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng đó là online và offline. Trong đó, các kênh offline thường được biết đến với các phương thức tiếp cận truyền thống như: gặp mặt trực tiếp, phát tờ rơi, báo chí, hội thảo, hội chợ, triển lãm, buổi dùng thử,…. Ngoài ra, sự bùng nổ của các kênh online cũng là thị trường đầy tiềm năng. Nổi bật như: email marketing, blog, diễn đàn, sàn thương mại điện tử, công cụ tìm kiếm online, mạng xã hội,… Tùy vào mặt hàng, quy mô và khả năng của doanh nghiệp mà chúng ta chọn cho mình những hình thức tiếp cận hiệu quả nhất.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu qua các yếu tố không thể thiếu khi xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để có thể xây dựng được một chiến dịch marketing thành công.
Chia sẻ thêm:
Cách quản lý bình luận trên Fanpage hiệu quả
Cách quản lý inbox facebook hữu hiệu với phần mềm Abit