Làm sao để trở thành một người sếp có tầm nhân viên có tâm?

25/04/2022 2377

“Sếp lưng chừng” là một chức vụ khá “xương” trong một doanh nghiệp. Nó đòi hỏi bạn vừa phải quản lý điều hành cấp dưới. Vừa phải dưới trướng những nhà lãnh đạo cấp cao hơn. Vậy làm cách nào để có thể hoàn thành nhiệm vụ trở thành sếp có tầm nhân viên có tâm? 

Làm sao để trở thành người sếp có tầm?

Khả năng định hướng

Mọi nỗ lực quản lý sẽ tan như bọt biển nếu người đứng đầu không có khả năng định hướng và xây dựng mục tiêu cụ thể. Hãy tưởng tượng đội nhóm của bạn đang trong một khu rừng sâu. Bằng mọi giá bạn phải đưa họ thoát khỏi đó. Vậy, nếu nhà quản lý không tìm ra hướng đi chính xác, thì tất cả mọi người sẽ mãi luẩn quẩn và không biết lối ra. Vì lý do này mà chúng ta cần nắm rõ mục tiêu cần phải đạt được là gì trước khi bắt tay vào thực hiện. Ngoài ra, một nhiệm vụ không kém phần quan trọng đó là xây dựng định hướng cho mỗi cá nhân. Giúp họ biết mình cần phải làm gì, trong thời gian bao lâu, vai trò của họ đối với tập thể là như thế nào?,…

Làm sao để trở thành người sếp có tầm?
Làm sao để trở thành người sếp có tầm?

Biết cách phát triển nhân viên

Nhân lực chính là yếu tố quan trọng nhất trong mỗi doanh nghiệp. Nó quyết định phần lớn tới hiệu quả mà doanh nghiệp có thể đạt được. Nhà quản lý giỏi luôn biết cách tạo điều kiện và cơ hội để cấp dưới của mình phát triển. Họ không ngần ngại tháo bỏ vùng an toàn, đẩy nhân viên vào những thử thách, khó khăn mới. Qua đó giúp nhân viên thu về kinh nghiệm, trau dồi kỹ năng và tích lũy những bài học quý giá. Theo thời gian, doanh nghiệp sẽ có được đội ngũ nhân viên chất lượng.

Biết cách phát triển nhân viên
Biết cách phát triển nhân viên

♦ Tìm hiểu thêm: Hiểm họa của phần mềm bán hàng miễn phí vô thời hạn

Luôn đánh giá công tâm

Đánh giá là một nhiệm vụ nghe chừng đơn giản nhưng lại vô cùng “khoai” với bất cứ nhà quản lý nào. Bởi chỉ cần nhận định sai về một vấn đề nào đó cũng có thể dẫn đến những hậu quả khó lường. Thậm chí là tạo ra mâu thuẫn, xích mích, chia cắt trong nội bộ doanh nghiệp. Vì vậy, công tâm cần được đặt lên hàng đầu trong mỗi quyết định của nhà quản lý. Điều này không chỉ lấy được lòng tin và sự kính trọng từ nhân viên, mà còn tạo động lực cho mỗi cá nhân làm việc. Bởi họ luôn tin tưởng rằng những cống hiến, góp sức của mình sẽ được đánh giá và đền đáp xứng đáng.

Luôn đánh giá công tâm
Luôn đánh giá công tâm

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Một nhà quản lý, mỗi ngày phải đối mặt với hàng trăm vấn đề cần xử lý. Tất nhiên, bạn không thể làm ngơ hoặc đùn đẩy trách nhiệm của mình cho người khác khi có bất cứ phát sinh nào. Điều này đòi hỏi bạn phải thật sự nhạy bén, sáng suốt, quyết đoán. Để có thể đưa ra các quyết định kịp thời nhưng vẫn đảm bảo được độ chính xác và an toàn. Kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ là thước đo để nhân viên đánh giá quản lý của họ thực sự có thực lực hay không.

Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề

♦ Tìm hiểu thêm: Ưu điểm của phần mềm quản lý bán hàng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Làm sao để trở thành nhân viên có tâm?

Kỹ năng chuyên môn cao

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao thì kỹ năng chuyên môn là điều không thể thiếu. Nó hỗ trợ bạn xử lý công việc có quy trình, hiệu quả và thể hiện được tính chuyên nghiệp. Đây cũng là yếu tố giúp ghi điểm với sếp, trở thành cá nhân nổi trội trong một tập thể. Tuy nhiên, có trình độ tốt đồng nghĩa với việc quá trình học tập, rèn luyện và trau dồi không hề ngắn. Kiến thức không phải là thứ có thể có được qua ngày một ngày hai. Mà đó là cả đoạn đường dài từ học lý thuyết cho đến tích lũy kinh nghiệm thực tế.

Làm sao để trở thành nhân viên có tâm?
Làm sao để trở thành nhân viên có tâm?

Có tâm với công việc

Một nhân viên có tâm với công việc là người luôn cố gắng cống hiến vì lợi ích chung của doanh nghiệp. Nó không chỉ được thể hiện qua những thành tích họ đạt được. Mà còn thông qua cách giúp đỡ tập thể cùng phát triển. Họ biết cách nhìn nhận ra khuyết điểm của bản thân và luôn cố gắng sửa đổi để tốt đẹp hơn. Không ngại nhận nhiệm vụ mới, thử thách khó khăn để có cơ hội học hỏi, tích lũy kinh nghiệm. Những cá nhân này thường lấy được lòng tin của lãnh đạo và được họ đề cao.

Có tâm với công việc
Có tâm với công việc

♦ Tìm hiểu thêm: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng – làm gì để tiếp cận nhiều THƯỢNG ĐẾ?

Cách cư xử văn minh

Văn hóa và môi trường làm việc trong doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn tới hiệu suất đạt được. Vì vậy, những nhân viên có cách cư xử văn mình sẽ tạo nên một tập thể gắn kết, tích cực. Khiến cho mỗi cá nhân đều cảm thấy thoải mái, có thêm động lực để cống hiến. Hạn chế tối đa các mâu thuẫn, xích mích hay bất đồng có thể xảy ra. Xây dựng tập thể cùng tiến, cùng phát triển bền vững.

Sếp có tầm nhân viên có tâm
Sếp có tầm nhân viên có tâm

Để trở thành một người sếp có tầm nhân viên có tâm là nhiệm vụ không hề dễ. Hy vọng với những nội dung được cung cấp trong bài viết, có thể mang lại cho bạn những kiến thức thật sự hữu ích. Chúc các bạn thành công.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

Los AngelesChủ đề hot