Nhà quản trị là gì? Vai trò quan trọng của nhà quản trị trong doanh nghiệp
Trong mỗi doanh nghiệp đều cần có một vị trí đảm nhận vai trò chỉ đạo, kiểm tra và phân bổ nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Không ai khác đó chính là nhà quản trị. Vậy nhà quản trị là gì? vai trò, trách nhiệm của vị trí này là gì đối với một doanh nghiệp.
Nhà quản trị là gì?
Nhà quản trị là ai? Họ là một trong những người tham gia vào việc điều hành bộ máy của doanh nghiệp. Đảm nhận nhiệm vụ tổ chức, điều phối các hoạt động quản trị. Nhằm giúp tổ chức đạt được những mục tiêu đã đề ra thông qua sự hỗ trợ của người khác. Họ cần hoàn thành chỉ tiêu công việc với nguồn lực ít nhất có thể.
Vị trí của nhà quản trị trong một doanh nghiệp vô cùng đa dạng. Họ có thể là giám đốc điều hành, trưởng phòng, trưởng bộ phận,… Tuy nhiên, thông thường sẽ được chia thành 3 nhóm gồm: Nhà quản trị cao cấp, nhà quản trị cấp trung gian và cuối cùng là nhà quản trị cấp cơ sở.
Vai trò của nhà quản trị là gì?
Vai trò quan hệ với con người
Nhà quản trị đóng vai trò là người đại diện cho tổ chức. Mọi người sẽ nhìn vào họ để đánh giá hình ảnh và những nét văn hóa cơ bản của doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm đối thoại, giao dịch với các tổ chức khác, tổ chức và điều hành các hoạt động.
Nhà quản trị có vai trò như nhà lãnh đạo, đưa ra phương hướng, mục tiêu thực hiện cho nhân viên. Qua đó đốc thúc, giám sát và đánh giá hiệu suất làm việc từ nhân viên của mình.
Nhà quản trị có vai trò liên lạc. Họ là người trực tiếp đứng ra để liên hệ với các cá nhân, tổ chức bên ngoài phạm vi doanh nghiệp. Thu thập các thông tin có lợi giúp ích cho việc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Là cầu nối thúc đẩy sự tương tác và hỗ trợ của thành viên trong công ty.
♦ Tìm hiểu thêm: Technical leader là gì? Công việc đầy tiềm năng không thể bỏ qua
Vai trò thông tin
Vai trò tiếp nhận, thu thập thông tin có liên quan đến doanh nghiệp. Điều này bắt buộc họ phải thường xuyên cập nhật từ nhiều nguồn khác nhau. Qua đó phán đoán và đo lường những rủi ro có thể xảy ra và tìm ra phương án giải quyết hiệu quả. Nhà quản trị có thể được xem như trung tâm đầu não về thông tin của doanh nghiệp mà họ phụ trách.
Vai trò phổ biến thông tin đến các thành viên trong tổ chức. Để họ nắm rõ được tình hình hiện tại. Xác định được nội dung công việc cần hoàn thành.
Vai trò cung cấp thông tin cho bên ngoài. Với cương vị là người đại diện cho doanh nghiệp, nhà quản trị đảm nhận nhiệm vụ truyền tải thông tin, giải thích và bảo vệ doanh nghiệp trước các thành phần bên ngoài.
♦ Tìm hiểu thêm: So sánh các phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay
Vai trò quyết định
Vai trò doanh nhân: Yêu cầu nhà quản trị phải tìm ra cách cải tiến hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua các phương pháp như áp dụng kỹ thuật mới, nâng cao, điều chỉnh kỹ thuật hiện tại,… Nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Vai trò người giải quyết xáo trộn: Rủi ro là thứ mà không một ai mong muốn nhưng nó lại luôn tiềm ẩn trong mỗi quyết định. Chính vì vậy, nhà quản trị cần tìm ra phương án ngăn chặn hoặc giải quyết rủi ro một cách kịp thời và hiệu quả. Giúp tổ chức sớm ổn định và đi vào hoạt động bình thường.
Vai trò phân phối tài nguyên: Đòi hỏi nhà quản trị phải biết cách phân phối tài nguyên một cách hợp lý để đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Chẳng hạn như nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất, thông tin, nhân lực, thời gian,…
Vai trò nhà thương thuyết: Nhà quản trị là người trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ đàm phán, trao đổi với các nhân tố ngoài doanh nghiệp. Khi trong tay họ có tài nguyên có thể mang ra giao dịch hoặc chuyển nhượng. Ở vai trò này, cấp bậc của nhà quản trị càng cao thì công việc thương thuyết càng nhiều và quan trọng.
♦ Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về phần mềm quản lý bán hàng – Giải pháp giúp đánh giá và kiểm soát nhân viên làm việc một cách hiệu quả.
Chúng ta đã cùng nhau trả lời xong câu hỏi nhà quản trị là gì và vai trò của vị trí này đối với doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích với bạn.