Cách doanh nghiệp chữa bệnh nan y “nhân viên không chịu làm việc”
Làm việc theo kiểu đối phó, chống chế, trốn tránh trách nhiệm dường như đã trở thành căn bệnh nan y khó chữa của một bộ phận nhân viên trong các doanh nghiệp. Vậy đâu mới là bài thuốc trị dứt điểm tình trạng này? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn phương pháp dành cho nhân viên không chịu làm việc.
Tìm hiểu nguyên nhân tại sao nhân viên không chịu làm việc
Trước khi tỏ ra thất vọng hay khó chịu về cách làm việc của nhân viên. Bạn nên tìm hiểu xem họ đang gặp phải vấn đề gì hay chuyện gì đã khiến họ thay đổi theo hướng tiêu cực đi. Chỉ khi biết được nguồn gốc của sự việc mới có thể tìm ra cách xử lý hiệu quả.
Nếu có thể, hãy sắp xếp thời gian để hiểu nhân viên của mình hơn. Để mỗi người đều được nói ra tâm tư, nguyện vọng, những áp lực, khó khăn trong công việc, hay thậm chí là cả đời sống cá nhân. Bạn nên chỉ ra tác động tiêu cực từ thái độ làm việc thiếu nhiệt tình của họ tới đồng nghiệp xung quanh và hiệu suất của công ty. Nếu nhận thấy được sai lầm của mình, nhân viên sẽ tự động điều chỉnh và thay đổi.
Thể hiện thái độ thất vọng với những nhân viên không chịu làm việc
Nhiều người thường không phân biệt được ranh giới giữa thái độ thất vọng và cáu gắt. Hãy gặp riêng nhân viên đó và cho họ thấy bạn thất vọng về cách làm việc của họ như thế nào. Không nên chỉ trích hay phê bình trước đám đông. Bởi điều này rất dễ gây ra phản ứng ngược. Khiến họ cảm thấy bị xúc phạm, mất tự tin và động lực trong công việc. Nhân viên sẽ dần cảm thấy áy náy vì mất đi sự tin tưởng từ sếp. Tuy nhiên, cũng đừng quên động viên, vẽ ra cho họ một tương lai tốt đẹp hơn. Để có thể sớm quay lại trạng thái làm việc tốt nhất.
♦ Tìm hiểu thêm: Tại sao cần phần mềm quản lý bán hàng trong quản lý nhân viên
Xây dựng deadline và những quy chế chặt chẽ
Nếu không thể tác động bằng tinh thần, hãy đánh vào hiệu suất làm việc. Bạn có thể xây dựng hệ thống deadline phù hợp, đặt ra thời hạn hoàn thành và yêu cầu nhân viên phải tuân thủ theo. Bên cạnh đó, đừng quên những cơ chế thưởng-phạt cho bất cứ nhiệm vụ nào. Cách này sẽ khiến mọi người tự giác và có trách nhiệm hơn trong công việc. Nhưng bạn cũng cần phải lưu ý rằng, deadline được phân bổ một cách hợp lý tới từng cá nhân. Tránh tình trạng người nhiều kẻ ít. Hay công việc lớn trong khi thời hạn hoàn thành quá ngắn.
Giám sát chặt chẽ tiến độ công việc
Không ít người có thói quen làm việc “nước đến chân mới nhảy”. Cho dù họ vẫn hoàn thành công việc đúng tiến độ nhưng khả năng xảy ra sai sót và rủi ro rất cao. Chưa tính đến những tình huống bất ngờ trở tay không kịp. Chính vì vậy, bạn luôn phải theo sát tiến trình, cập nhật thường xuyên mức độ hoàn thành. Qua đó, nắm bắt được tình hình cũng như đánh giá hiệu quả. Sớm nhận biết được khâu nào còn thiếu sót, khâu nào cần phải điều chỉnh. Để đưa ra các giải pháp kịp thời, chính xác.
Ngoài ra, việc giám sát chặt chẽ còn giúp bạn biết cá nhân nào chưa thực sự tận tâm trong công việc. Nhằm đốc thúc, nhắc nhở họ tập trung và nghiêm túc hơn. Nên sử dụng tính năng phân quyền của phần mềm quản lý bán hàng để giải quyết vấn đề này. Dùng thử tại đây hoặc click đường dẫn phía dưới bài viết!
Tránh để bệnh lười lây lan
Có thể bạn chưa biết, nhân viên lười nhác thường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đồng nghiệp của họ. Những cá nhân tỉnh táo sẽ biết cách tránh xa điều này. Tuy nhiên, không ít người lại bị nó tác động tới một cách tiêu cực. Họ dần hình thành suy nghĩ “tại sao bản thân làm việc vất vả trong khi có người không làm gì vẫn được nhận thành quả như nhau?”. Cùng với đó là niềm tin về một vị lãnh đạo công tâm cũng sẽ biến mất.
Cách tốt nhất là hãy cho những nhân viên chăm chỉ thấy được công sức của họ được công nhận. Đương nhiên sẽ kèm theo phần thưởng xứng đáng. Còn đối với nhân viên lười nhác, phải cho họ hiểu được rằng công ty không có chỗ dành cho những người không lao động và cố gắng. Tình trạng này cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Bởi một khi nó bùng phát, bạn sẽ không thể kiểm soát được sự lây lan của “virus lười”.
♦ Tìm hiểu thêm: Bật mí cách ứng xử với nhân viên của nhà lãnh đạo tài năng
Có rất nhiều phương pháp để xử lý nhân viên không chịu làm việc. Bài viết trên đây đã đưa ra những cách tối ưu và hiệu quả nhất, hy vọng có thể mang lại kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn thành công.