Nhu cầu khách hàng là gì? Cách xác định chính xác nhu cầu khách hàng
Trong cuộc đua kinh doanh, nếu doanh nghiệp nào hiểu và phục vụ khách hàng tốt thì tỷ lệ thành công của họ sẽ cao hơn. Vậy, muốn chiếm được “thế thượng phong” bạn cần biết được nhu cầu khách hàng là gì? Và làm sao để có thể xác định nhu cầu khách hàng hiện nay một cách chính xác nhất?
Nhu cầu khách hàng là gì?
Nhu cầu của khách hàng có thể hiểu là sự mong muốn của người dùng về một giá trị nào đó cần được thỏa mãn. Nó là khoảng cách từ điều chưa có đến điều muốn có, bắt nguồn từ những đặc điểm về tâm sinh lý mỗi người. Chúng ta có thể nhận thức được nhu cầu của mình một cách rõ ràng hoặc không. Có nghĩa là, trong nhiều trường hợp bạn hoàn toàn xác định được mình muốn gì, cần gì hay khao khát gì? Nó sẽ thôi thúc bạn hành động, tìm ra phương án để thỏa mãn nhu cầu đó. Ngược lại, khi chưa nhận thức được, sẽ cần tới những tác nhân bên ngoài tác động tới chúng ta. Qua đó khơi gợi ra nhu cầu thực sự.
Nhu cầu của mỗi người sẽ mang một tính chất và đặc điểm riêng biệt. Bên cạnh đó, nó còn thay đổi liên tục và không có tính ổn định. Phụ thuộc rất lớn vào hoàn cảnh, sở thích, tài chính,… cùng vô số các yếu tố khác. Người mua hàng thường rất ít khi quan tâm tới đặc điểm hay tính năng của sản phẩm. Họ chỉ cần biết liệu nó có giải quyết được vấn đề hay khó khăn mình đang gặp phải hay không. Bởi vậy, biết được nhu cầu khách hàng là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với kinh doanh. Nhờ vào đó mà bạn biết cách làm sao bán được càng nhiều hàng càng tốt.
♦ Đừng bỏ lỡ bài viết: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng không hề khó như bạn nghĩ
Cách xác định nhu cầu khách hàng
Vẽ chân dung khách hàng
Vẽ chân dung khách hàng là bước giúp doanh nghiệp biết được các đặc điểm quan trọng nhất của khách hàng. Chẳng hạn như: Họ là ai? Độ tuổi bao nhiêu? Tập trung ở những địa điểm nào? Sở thích, nhu cầu là gì? Thói quen mua sắm? Khả năng tài chính?… Chân dung càng chi tiết thì khả năng nhắm đúng đối tượng càng cao. Qua đó giúp bạn xây dựng được những chiến lược, kế hoạch hợp lý, chính xác. Nhắm đúng đến nhóm khách hàng tiềm năng.
Tận dụng dữ liệu cũ
Dữ liệu cũ là nguồn tài nguyên quý giá mà doanh nghiệp cần tận dụng và khai thác. Nó cho bạn biết những đối tượng nào đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn. Phân tích nguồn thông tin này giúp doanh nghiệp xác định được nhu cầu chính xác nhất của khách hàng tiềm năng là gì.
Vì vậy, bạn nên lưu lại mọi dữ liệu cũ, lịch sử mua hàng nhờ vào các công cụ, phần mềm hỗ trợ. Có thể kể đến như phần mềm bán hàng online Abit. Cung cấp cho người dùng lưu trữ mọi thông tin và lịch sử mua hàng trên một hệ thống duy nhất. Doanh nghiệp có thể dễ dàng ứng dụng để phân tích nhu cầu người dùng vô cùng dễ dàng. Ngoài ra còn cung cấp các báo cáo cụ thể và chi tiết khiến cho việc quản lý trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Cùng hàng trăm tính năng tuyệt vời khác.
Nghiên cứu thị trường
Đây là quá trình thu thập, xử lý, phân tích thông tin liên quan tới khách hàng, đối thủ, thị trường mục tiêu và toàn bộ các yếu tố tác động tới việc mua hàng. Nhằm mục đích hỗ trợ việc ra quyết định và định hướng cho các chiến dịch Marketing. Tùy theo mục đích của doanh nghiệp mà sử dụng phương pháp nghiên cứu thị trường khác nhau. Nếu bỏ qua bước này hay chỉ nghiên cứu một cách hời hợt sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các quyết định trong tương lai. Khả năng gặp rủi ro và khó khăn là rất cao.
♦ Tham khảo thêm: Quy trình bán hàng đa kênh – Xu hướng kinh doanh mới thời đại số
Nghiên cứu khách hàng của đối thủ cạnh tranh
Nếu biết cách xác định nhu cầu khách hàng của mình còn thiếu sót ở đâu thì việc nghiên cứu khách hàng của đối thủ cạnh tranh chính là phương án hiệu quả nhất. Hãy đặt ra những câu hỏi như: Tại sao họ lại chọn sản phẩm của nhà cung cấp khác mà không phải bạn? Đặc điểm của họ như thế nào? Sở thích mua sắm, nhu cầu ra sao? Cách đối thủ tiếp cận họ là gì?… Khi đã tìm được câu trả lời, bạn sẽ khám phá thêm được những nhu cầu của khách hàng mà mình chưa đáp ứng được. Sau đó tìm phương án, giải pháp khắc phục. Hoặc xây dựng lại định hướng để lôi kéo khách hàng. Giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh, tiến xa hơn trên đường đua kinh doanh.
♦ Tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý bán hàng trên Facebook – Công cụ hỗ trợ bán hàng đắc lực
Việc hiểu nhu cầu khách hàng là gì chính là chìa khóa quan trọng đối với một chiến dịch Marketing. Nếu xác định được yếu tố này, đồng nghĩa với việc chúng ta đang từng bước tiến gần hơn với thành công. Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết thực sự hữu ích cho bạn. Chúc các bạn thành công.