Những phẩm chất của người quản lý giỏi cần phải có để thành công
Trở thành nhà quản lý là ước mơ của không ít người. Thậm chí họ phải dành rất nhiều thời gian mới có thể đạt được. Tuy nhiên, không phải ai cũng đảm nhận được trách nhiệm từ vị trí này nếu như không đủ bản lĩnh và cố gắng. Vậy phẩm chất của người quản lý là gì để làm tốt vai trò của mình?
Đặt ra mục tiêu và xây dựng kế hoạch
Vạch ra mục tiêu chung và định hướng phát triển cho doanh nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu của nhà quản lý. Sau đó, họ cần xây dựng kế hoạch chi tiết và sử dụng mọi nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đề ra. Kế hoạch càng cụ thể việc điều hành và giám sát được diễn ra càng hiệu quả. Để làm được điều này, yêu cầu bạn phải bám sát tiến trình công việc. Thường xuyên đo lường đánh giá mọi hoạt động. Nhờ đó mà biết được phần nào trong kế hoạch còn thiếu sót. Nhằm bổ sung ngay các phương án dự phòng để hạn chế những rủi ro ở mức thấp nhất.
Thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp
Để doanh nghiệp có thể phát triển thì trước tiên những thành viên cấu thành nên nó cũng phải phát triển. Điều này đồng nghĩa với việc nhà quản lý phải đặt ra tiêu chuẩn cao về năng suất làm việc, kỹ năng giao tiếp cũng như tính chuyên nghiệp của từng thành viên. Biết cách nắm bắt những cơ hội có khả năng mang lại tiềm năng phát triển cho doanh nghiệp. Đặc biệt phải biết vượt qua vùng giới hạn an toàn để đương đầu với khó khăn và thử thách. Bởi cơ hội luôn đi kèm với rủi ro. Không có sự mạo hiểm thì sớm muộn cũng sẽ bị đào thải khỏi đường đua khốc liệt mà thôi.
♦ Tìm hiểu thêm: Cần mua phần mềm quản lý bán hàng của nhà cung cấp nào uy tin nhất?
Đưa ra quyết định chính xác và kịp thời
Cái tầm của người quản lý giỏi phụ thuộc rất nhiều vào những quyết định của họ. Bạn chẳng thể phụ thuộc hay mong chờ người khác làm việc này thay mình. Nhưng làm cách nào để có những quyết định chính xác và kịp thời? Đây là một câu hỏi khiến không ít nhà quản lý đau đầu. Bởi nó đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm, nắm vững kiến thức chuyên môn, nắm bắt được xu hướng của thị trường, hiểu được nhu cầu của khách hàng. Thêm vào đó, đừng quên tiếp thu những đóng góp quý giá từ những người cộng sự và nhân viên của mình. Bởi đôi khi, họ sẽ mang lại những sáng kiến tuyệt vời.
Lắng nghe và chia sẻ thông tin
Phẩm chất của một người quản lý tốt được đánh giá qua kỹ năng giao tiếp và kết nối. Trên thực tế đã có không ít nhà quản lý thất bại chỉ vì không biết cách giao tiếp và truyền tải thông tin. Trong khi đó, nhân viên luôn hy vọng nhận được những lời đánh giá chân thực và có tính xây dựng từ quản lý của mình.
Việc lắng nghe không chỉ đơn thuần để biết được những câu chuyện của người khác. Ngoài ra, nó còn giúp bạn thấu hiểu nhân viên của mình hơn hơn. Biết đâu là điểm mạnh, điểm yếu, họ đang gặp phải rắc rối gì, cần gì, mong muốn những gì. Nhờ vào đó mà có thể đánh giá, phân bổ công việc và đưa ra quyết định một cách hợp lý.
♦ Tìm hiểu thêm: Lợi ích của phần mềm quản lý bán hàng trong giới kinh doanh
Tạo môi trường làm việc tích cực
Rất nhiều nhà quản lý chỉ tập trung vào việc phát triển lợi ích của doanh nghiệp mà quên đi rằng môi trường làm việc ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả công việc. Yếu tố này không chỉ là không gian văn phòng hay cơ sở vật chất mà còn là mối quan hệ giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa các đồng nghiệp với nhau. Trên thực tế, chúng ta chỉ có thể cống hiến ở mức tối đa khi tinh thần thực sự thoải mái và tập trung.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Doanh nghiệp là tập hợp những người khác nhau về nhận thức, trình độ, văn hóa, quan hệ xã hội, địa lý,… Chính các yếu tố khác biệt trên đã tạo nên một môi trường làm việc đa dạng và phức tạp. Lúc này, đòi hỏi người quản lý phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Nhằm mục đích tạo ra điểm tương đồng cho tập thể. Nó không đơn thuần chỉ là văn hóa giao tiếp hay kinh doanh thông thường. Mà đó là niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại của một tổ chức. Nhà quản lý phải là người nắm rõ được tầm nhìn, mong muốn phát triển, khả năng nội tại trong doanh nghiệp của mình mới có thể xây dựng quy chuẩn văn hóa phù hợp.
♦ Tìm hiểu thêm: 5 kỹ năng làm sếp của những kẻ thông minh khiến nhân viên nể phục
Chúng ta vừa tìm hiểu xong những phẩm chất của người quản lý cần phải có. Nếu đang có quyết tâm theo đuổi vị trí này hãy không ngừng cố gắng từ bây giờ. Trau dồi, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm từng ít một. Chỉ cần bạn không từ bỏ, thành công nhất định sẽ mỉm cười.