SWOT là gì? Tầm quan trọng của phân tích SWOT trong kinh doanh
SWOT được đánh giá là 1 trong 5 bước quan trọng để hình thành nên chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với nhiều người mô hình này còn khá mới mẻ. Vì vậy bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu SWOT là gì và nó có vai trò quan trọng ra sao?
SWOT là gì?
SWOT là viết tắt của 4 chữ: Strenghts (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threat (thách thức). Nói một cách dễ hiểu thì SWOT giống như một khung lý thuyết mà khi dựa vào đó, chúng ta có thể xây dựng, xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi cho toàn bộ doanh nghiệp. Ngoài ra, nó còn cung cấp các công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá những đề án kinh doanh. Mô hình SWOT phù hợp với cách làm việc theo nhóm, xây dựng kế hoạch, đánh giá đối thủ cạnh tranh, phát triển sản phẩm và dịch vụ.
Mô hình SWOT thường được đưa ra dưới dạng 4 chiến lược cơ bản sau đây:
• SO (Strengths – Opportunities): xây dựng chiến lược dựa trên ưu thế hiện có của doanh nghiệp để tận dụng các cơ hội thị trường.
• WO (Weaks – Opportunities): xây dựng chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của doanh nghiệp để tận dụng cơ hội thị trường.
• ST (Strengths – Threats): xây dựng chiến lược dựa trên ưu thế của của doanh nghiệp để tránh các nguy cơ của thị trường.
• WT (Weaks – Threats): xây dựng chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của doanh nghiệp để tránh các nguy cơ của thị trường.
Nếu muốn hiệu quả kinh doanh đi lên, đừng bỏ qua: Review phần mềm quản lý bán hàng chất lượng nhất hiện nay
Ứng dụng của mô hình SWOT trong kinh doanh
Xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp
Nhờ vào mô hình SWOT, bạn có được cái nhìn tổng thể, bao quát về một dự án, tình hình doanh nghiệp. Từ đó thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu mà mình đang có. Nhằm phát huy và khai thác triệt để tiềm năng cũng như cải thiện, khắc phục hạn chế tồn đọng. Hình thức này cho phép nhà quản trị sử dụng hiệu quả nguồn dữ liệu khai thác được để xây dựng chiến lược kinh doanh. Nhiệm vụ của bạn là phải phân tích theo định hướng gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài. Chọn ra các yếu tố quan trọng nhất và xác định mối quan hệ giữa chúng.
Xây dựng chiến lược truyền thông
SWOT đã và đang được sử dụng như một công cụ chiến lược nhằm phát triển các kế hoạch truyền thông quảng cáo, marketing. Đặc biệt là xây dựng, quảng bá và phát triển hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. Phương pháp này được tiến hành thông qua việc phân tích, đưa ra các cách đánh giá khách quan của bản thân về điểm mạnh. điểm yếu, cơ hội, thách thức của sản phẩm, dịch vụ cần được truyền thông, tiếp thị.
Kết hợp và chuyển đổi
SWOT còn được sử dụng như công cụ tìm kiếm lợi thế cạnh tranh, nhờ vào việc kết hợp các điểm mạnh với cơ hội với nhau. Ngoài ra còn có chiến thuật khác là chuyển đổi điểm yếu hoặc các mối đe dọa thành điểm mạnh và cơ hội. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này đòi hỏi nhà quản trị phải thực sự nhạy bén cùng tư duy marketing tiến bộ. Một trong những ví dụ điển hình về kết hợp và chuyển đổi chính là tìm thị trường mới. Trong trường hợp các mối đe dọa không được chuyển đổi thì doanh nghiệp cần cố gắng giảm thiểu hoặc tránh chúng.
Trong kinh doanh sử dụng thêm phần mềm Abit là điều vô cùng cần thiết. Phần mềm này giúp bạn hoàn tất việc kinh doanh, giúp tăng hoặc đo năng suất trong kinh doanh, sản xuất. Phần mềm sẽ giúp bạn miêu tả thế giới thật của doanh nghiệp qua hệ thống, các mô hình dữ liệu. Tham khảo qua bài viết So sánh phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay để chọn cho mình một phần mềm phù hợp với doanh nghiệp của bạn.
Phân tích đối thủ
Các nhà tiếp thị sẽ đánh giá và xây dựng hồ sơ chi tiết của từng đối thủ trên thị trường. Cần đặc biệt chú trọng vào điểm mạnh và điểm yếu trong cạnh tranh của họ nhờ vào việc phân tích SWOT. Sau đó kiểm tra cấu trúc chi phí, nguồn lợi nhuận, nguồn lực và năng lực của đối thủ. Nhằm thu về các dữ liệu quan trọng như định vị vị thế cạnh tranh, phân biệt sản phẩm, mức độ tích hợp dọc,… Thậm chí là tìm ra các phương án vượt mặt, đón đầu trong kinh doanh.
Chúng ta vừa cùng tìm hiểu SWOT là gì và những ứng dụng của nó trong kinh doanh. Mô hình này tuy đơn giản nhưng lại là công cụ tuyệt vời giúp bạn phân tích và đưa ra cái nhìn tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp. Hy vọng thông tin trong bài viết thực sự hữu ích. Chúc các bạn thành công.