Sự thật phía sau câu chuyện về phong cách lãnh đạo độc đoán của sếp

25/04/2022 4870

Nhân viên có thể than trời về những yêu cầu khắt khe, những quy định chặt chẽ từ lãnh đạo. Nó khiến họ bắt đầu sợ công việc, áp lực, thậm chí là ghét sếp của mình. Nhưng sự thật phía sau câu chuyện về phong cách lãnh đạo độc đoán của sếp là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ngay sau đây.

Sếp nghiêm khắc vì muốn nhân viên tự giác

Những bảng nội quy dài dằng dặc, bầu không khí luôn trong tình trạng nặng nề, căng thẳng chính là đặc điểm của một doanh nghiệp được quản lý dưới trướng của một vị sếp nghiêm khắc. Tuy nhiên, có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao họ phải tự ép bản thân và nhân viên của mình vào khuôn khổ. Thay vì để mọi người được làm việc một cách tự do, thoải mái. Tại sao phải làm những điều khiến người khác có cái nhìn xấu về mình?

Tất cả đều vì muốn nhân viên tự giác, nghiêm túc và tập trung 100% tâm trí vào công việc. Nhưng nếu sếp không thật sự sáng suốt. Họ rất dễ đi quá xa ranh giới của sự nghiêm khắc bởi những chế tài vô lý. Điều này vô hình chung trở thành con dao hai lưỡi khiến nhân viên phải làm việc trong áp lực và căng thẳng.

Sếp nghiêm khắc vì muốn nhân viên tự giác
Sếp nghiêm khắc vì muốn nhân viên tự giác

Kết hợp sử dụng phần mềm bán hàng có tính năng quản lý nhân viên sẽ giúp bạn theo dõi được doanh số, hiệu quả làm việc của nhân viên. Từ đó bạn có thể chủ động đưa ra mức thưởng phù hợp với năng suất làm việc của từng người để khích lệ tinh thần làm việc.

♦ Đọc thêm: Giá phần mềm quản lý bán hàng có đắt như bạn nghĩ?

Sếp sợ rủi ro nên kìm hãm sự phát triển của nhân viên

Không ai là không muốn sở hữu cho mình đội ngũ nhân sự “điểm 10”. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo phải đối mặt với hàng trăm thứ trách nhiệm liên quan tới vận mệnh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, không ít người thiếu quyết đoán luôn lo sợ rủi ro có thể xảy đến. Họ thường có xu hướng làm việc an toàn. Tức là sẵn sàng đi theo đường mòn còn hơn là tìm lối đi riêng vì có khả năng sẽ gặp thất bại.

Cách quản lý này chính là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp và nhân viên. Khiến họ làm việc như một cái máy từ ngày này qua ngày khác. Không có cơ hội tiếp cận với những thử thách mới để thay đổi bản thân. Cũng như khó lòng bộc lộ hết điểm mạnh, khả năng của mình. Nếu tình trạng cứ mãi kéo dài, rất dễ dẫn đến việc nhân viên rời bỏ doanh nghiệp. Bởi họ cần một môi trường có tiềm năng lớn hơn.

Sếp sợ rủi ro nên kìm hãm sự phát triển của nhân viên
Sếp sợ rủi ro nên kìm hãm sự phát triển của nhân viên

♦ Đọc thêm: Tại sao cần phần mềm quản lý bán hàng trong kinh doanh?

Áp lực công việc khiến sếp thường xuyên cáu gắt

Chúng ta đều biết, áp lực mà nhà lãnh đạo phải chịu lớn hơn gấp bội so với nhân viên. Từ việc xây dựng tầm nhìn, định hướng, lên kế hoạch hành động cụ thể, quản lý nhân viên, giám sát các hoạt động trong doanh nghiệp, tiếp xúc với đối tác, khách hàng,… Những trọng trách trên vô tình gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý, cảm xúc của họ. Và việc dễ cáu gắt, nổi nóng là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, nếu nhà lãnh đạo không nhìn nhận thông suốt thì nhân viên chính là người gánh chịu hậu quả của từ chính áp lực này. Lâu dần sẽ hình thành nên làn sóng mâu thuẫn ngầm trong nội bộ doanh nghiệp. Tác động trực tiếp tới khả năng làm việc nhóm cũng như hiệu quả công việc đạt được.

Áp lực công việc khiến sếp thường xuyên cáu gắt
Áp lực công việc khiến sếp thường xuyên cáu gắt

Sếp không có thời gian quan tâm nhân viên

Khi gặp những rắc rối hoặc khó khăn trong công việc, lãnh đạo luôn là nguồn thông tin đảm bảo và người cố vấn đối với nhân viên. Giúp họ có tâm lý thoải mái nhất và tâm trung vào nhiệm vụ được giao. Bởi vậy, nếu sếp quá chuyên tâm mà không để ý tới tâm tư, nguyện vọng cấp dưới sẽ dần hình thành nên rào cản trong doanh nghiệp. Khoảng cách về địa vị, quyền lực ngày càng lớn. Khiến cho việc xử lý công việc ngày càng khó khăn khi không có được sự kết nối. Thêm vào đó, họ sẽ trở thành những người lãnh đạo cứng nhắc và vô cảm trong mắt nhân viên.

Sếp không có thời gian quan tâm nhân viên
Sếp không có thời gian quan tâm nhân viên

Sếp bỏ qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Đối với nhiều lãnh đạo, họ chỉ chú trọng vào việc hoàn thành mục tiêu đã đề ra mà quên đi rằng, văn hóa doanh nghiệp cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Điều này không sai, tuy nhiên nó ảnh hưởng lớn tới cách làm việc, ứng xử cũng như mối quan hệ giữa người với người trong công ty. Đừng quên, văn hóa chính là thứ mà người ngoài đánh giá về chất lượng cũng như uy tín của một doanh nghiệp. Nếu không quan tâm tới vấn đề này, đồng nghĩa với việc bạn chỉ đang xây dựng cái vỏ mà quên đi phần hồn.

Sự thật phía sau câu chuyện về phong cách lãnh đạo độc đoán của sếp
Sự thật phía sau câu chuyện về phong cách lãnh đạo độc đoán của sếp

Nếu muốn nhân viên nghe lời răm rắp, xem thêm: Muốn điều hành tốt doanh nghiệp phải biết nhân viên cần gì ở sếp?

Đừng vội quy chụp sếp là người độc đoán, bởi phía sau đó còn cả một câu chuyện về phong cách lãnh đạo. Chúng ta nên nhìn nhận và đánh giá trên nhiều góc độ để có thể hiểu rõ nhau hơn. Hy vọng bài viết có thể mang lại cho bạn những nội dung bổ ích.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

chợ chàm sấy

4 lý do bạn nên nhập hàng thời trang giá rẻ tại chợ Chàm Sấy

24/04/2020 3487

Quảng Châu là thiên đường mua sắm top 1 Trung Quốc vì nguồn hàng phong phú, chất lượng và giá thành rẻ. Tuy nhiên tại đây có rất nhiều khu chợ khác nhau khiến bạn băn khoăn trong việc lựa…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot