CPM Facebook là gì? Làm cách nào để cải thiện CPM hiệu quả nhất

25/04/2022 5573

Có thể bạn chưa biết, CPM là một chỉ số vô cùng quan trọng đối với Facebook Ads. Nhưng hầu hết những ai mới bắt đầu chạy quảng cáo đều bỏ qua mất con số biết nói này. Vậy CPM Facebook là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây ngay nhé.

CPM Facebook là gì?

Chỉ số CPM là gì?

CPM hay còn được gọi là Cost Per Mille/Cost Per Thousand là chi phí trung bình bạn phải trả cho mỗi 1.000 lần hiển thị của quảng cáo trên Facebook. CPM giúp đảm bảo quảng cáo của bạn sẽ được tiếp cận đến tối đa số lượng người dùng trong tệp đối tượng tiềm năng. Hỗ trợ sản phẩm, thông điệp hay thương hiệu dễ dàng được lan tỏa.

CPM trong Marketing là gì?

Trong Marketing CPM chính là số liệu đánh giá tính sinh lợi của một chiến dịch quảng cáo. Nó thường được dùng để so sánh giữa hiệu quả của các nhà phát hành và quảng cáo khác nhau.

CPM trong Marketing là gì? 
CPM trong Marketing là gì?

CPM bao nhiêu là tốt?

Câu trả lời là “Tùy”. CPM phụ thuộc rất lớn vào loại chiến dịch quảng cáo bạn đang chạy là gì. Chẳng hạn như thu hút lượt xem video, thu hút tin nhắn, tương tác, chuyển đổi,… mỗi loại lại có một mức CPM khác nhau. Từ đó kéo theo giá CPM cũng thay đổi theo từng mục tiêu chiến dịch.

Làm cách nào để CPM rẻ? Đó chính là lựa chọn đúng mục tiêu, đúng chiến dịch.

Đừng bỏ qua: Top phần mềm quản lý Fanpage chuyên nghiệp nhất, giúp bạn thay đổi cục diện kinh doanh.

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến chỉ số CPM trên Facebook

Nhắm đối tượng khách hàng

Điều này đã quá rõ ràng, dù là chọn hình thức quảng cáo nào thì việc nhắm đúng đối tượng mục tiêu cũng vô cùng quan trọng. Facebook rất thông minh, nếu bạn chọn sai mục này, nó sẽ tăng CPM quảng cáo lên như một lời cảnh báo, giúp bạn điều chỉnh lại cho chuẩn. Còn nếu khi cung cấp đúng thứ nó cần thì Facebook sẽ tự động tối ưu chiến dịch cho bạn. Cho dù phạm vi Target có rộng thì quảng cáo vẫn được tiếp thị đến đúng đối tượng.

Nhắm đúng đối tượng khách hàng tiềm năng
Nhắm đúng đối tượng khách hàng tiềm năng

Mục tiêu chiến dịch

Như đã nói ở trên, với mỗi mục tiêu chiến dịch khác nhau, Facebook sẽ có cách để phân phối và tối ưu chiến dịch theo những cách khác nhau. Kèm theo đó là giá CPM cũng không đồng nhất. Chính vì vậy, tùy vào mục đích nhắm tới mà chọn mục tiêu chiến dịch cho phù hợp.

Click xem ngay: Làm sao để quản lý fanpage hiệu quả? Đừng bỏ qua nếu các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo của bạn không đem lại đơn hàng.

Nội dung

Không chỉ với CPM mà với bất cứ hình thức quảng cáo nào cũng cần phải có một nội dung thật hấp dẫn. Còn cách làm thế nào để hấp dẫn là phụ thuộc vào tư duy của bạn. Nếu bạn sử dụng content nhàm chán hoặc sao chép của người khác cho xong. Thì xin cam đoan rằng lượt hiển thị của bạn đang trở nên vô ích, người xem sẽ chẳng muốn quan tâm đến điều bạn muốn nói là gì.

Một nội dung hấp dẫn được xây dựng từ ba yếu tố quan trọng sau đây: Tư duy Marketing tốt, kỹ năng bán hàng, nghệ thuật bán hàng thông qua từ ngữ.

Hãy chia sẻ những nội dung có giá trị
Hãy chia sẻ những nội dung có giá trị

Đối thủ cạnh tranh

Nếu đang kinh doanh một sản phẩm có hàng ngàn đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thì khả năng có bao nhiêu người có hứng thú với quảng cáo của bạn. Trừ khi bạn bán với giá không lợi nhuận. Bởi vậy, nếu có thể hãy chọn sản phẩm ít tính cạnh tranh nhất có thể, càng độc đáo càng tốt.

Xem thêm: Ngăn chặn chiêu trò cướp khách của đối thủ cạnh tranh nhờ phần mềm ẩn comment.

Feedback

Đây chính là những phản hồi của khách hàng. Sẽ có những phản hồi tiêu cực và tích cực. Và Facebook sẽ dựa trên những Feedback này để điều chỉnh CPM của bạn. Càng nhiều phản hồi tích cực, điểm của bạn càng cao, đồng nghĩa với việc CPM sẽ được giảm xuống.

Ngược lại, nếu xuất hiện nhiều hành động như báo cáo, ẩn quảng cáo chiếm tỷ lệ cao thì Facebook sẽ đẩy CPM tăng cao.

Tần suất xuất hiện

Ảnh hưởng của tần suất đến CPM là gì? Tần suất cho biết người dùng thấy quảng cáo bao nhiêu lần. Thường thì 1-2 lần sẽ tạo hứng thú nhưng nhiều hơn con số này dễ khiến cho họ cảm thấy khó chịu. Khi đó CPM sẽ bị đẩy tăng lên. Bạn cần phải làm mới tệp đối tượng để quảng cáo được tiếp thị đến những khách hàng khác.

Cách giảm CPM Facebook là khi bắt đầu thấy CPM có dấu hiệu tăng hãy đổi nội dung quảng cáo, hoặc giữ nguyên nội dung nhưng tiếp cận đến tệp đối tượng mới.

Bạn có biết: Quản lý bình luận Facebook chặt chẽ, chuyên nghiệp là cách tốt nhất để chăm sóc khách hàng và tăng độ tin cậy cho gian hàng trực tuyến của bạn.

Phân tích cẩn thận tần suất quảng cáo trong chiến dịch Facebook
Phân tích cẩn thận tần suất quảng cáo trong chiến dịch Facebook

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong những nội dung cơ bản xoay quanh vấn đề CPM Facebook là gì. Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về tầm quan trọng của việc hiển thị đối với chiến dịch quảng cáo của mình. Chúc các bạn thành công!

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

kinh nghiệm bán hàng online

8 kinh nghiệm bán hàng online hiệu quả từ người thành công

03/07/2020 7103

Kinh nghiệm bán hàng online là những "bí kíp" bỏ túi của những chủ shop online. 8 kinh nghiệm rút ra từ chính trải nghiệm của những người thành công có thể giúp bạn nhận ra những điều nên làm…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot