Kỹ năng giao việc cho cấp dưới tưởng không khó mà khó không tưởng
Giao việc là công việc bắt buộc của một người quản lý. Đòi hỏi phải sử dụng nhiều yếu tố như đánh giá, phân loại, sắp xếp, đo lường,… Nghe có vẻ đơn giản nhưng trên thực tế, kỹ năng giao việc cho cấp dưới là một nhiệm vụ tưởng không khó, nhưng khó không tưởng.
Dưới đây là một số kỹ năng giúp bạn phân bổ nhiệm vụ cho nhân viên một cách hiệu quả. Để có thể đạt được kết quả đúng với mục tiêu đã đề ra.
Đúng người – đúng việc
Tuy cùng vị trí, cùng chức vụ nhưng mỗi người sẽ có ưu – nhược điểm riêng. Chính vì vậy, muốn nhân viên làm việc đạt hiệu suất cao nhất bạn phải hiểu được thế mạnh, khả năng cống hiến của từng đối tượng. Qua đó mới có thể phân công công việc phù hợp và phát hy được hết khả năng trong họ. Không những thế, nó còn giúp bạn nắm bắt được tiến độ công việc, cũng như làm tiền đề cho những đánh giá nhân viên sau này. Hãy dừng ngay cách quản lý chia đều công việc trên đầu người ngay từ bây giờ.
Xây dựng tiêu chuẩn deadline phù hợp
Deadline giống như chất kích thích khiến nhân viên phải luôn cố gắng hoàn thành công việc. Xây dựng cho họ thói quen, động lực, khả năng phân bổ thời gian và sự tập trung. Giúp gây dựng sự tin tưởng giữa sếp và nhân viên. Bạn có thể đánh giá mức độ hiệu quả công việc của từng đối tượng nhờ vào mức độ hoàn thành của nó. Tuy nhiên, cần phải biết cách phân bổ deadline sao cho hợp lý. Tránh tình trạng việc nhiều thời gian ngắn khiến nhân viên dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, áp lực thậm chí là bỏ cuộc.
Theo dõi sát sao tiến trình công việc
Để tránh mọi tình huống xấu có thể xảy ra và đảm bảo được tiến độ hoàn thành, bạn cần phải giám sát công việc thật chặt chẽ. Qua đó mới biết được mức độ hoàn thành, nhân viên có lơ là công việc, có kịp tiến độ hay không,… Thêm vào đó, khi bao quát được tình hình thì với mỗi vấn đề phát sinh bạn đều có thể xử lý kịp thời, hạn chế rủi ro hết mức có thể. Nhưng nên nhớ hãy giám sát có chừng mực. Tránh trở thành người sếp phiền phức khi theo dõi và bắt nhân viên phải báo cáo quá nhiều.
Bạn Cần mua phần mềm quản lý bán hàng để theo dõi hiệu quả làm việc của từng nhân viên. Với tính năng kiểm soát, theo dõi quá trình làm việc sẽ giúp bạn đánh giá tốt hiệu quả của từng nhân viên một cách rõ ràng và chính xác nhất. Đồng thời tính năng nhắc việc tự động sẽ đốc thúc họ làm việc hiệu quả.
Cho phép nhân viên sáng tạo và làm việc theo cách riêng
Thay vì làm việc cứng nhắc, hãy tạo điều kiện để nhân viên sáng tạo và làm việc theo cách riêng của họ. Rất có thể họ lại tìm được những giải pháp tuyệt vời. Ngoài ra, cách làm việc này sẽ tạo được cảm giác thoải mái, khơi gợi tinh thần làm việc. Vì vậy mà hiệu quả đạt được sẽ cao hơn, con người cũng năng động hơn. Ngược lại, khi bị bó bọc trong những chuẩn mực và quy tắc. Nhân viên sẽ khó lòng thể hiện được thế mạnh của bản thân. Tinh thần làm việc không đạt được mức cao nhất. Kết quả công việc giảm sút là điều dễ hiểu.
♦ Tìm hiểu thêm: Nhân viên không tôn trọng sếp, nguyên nhân và cách hóa giải
Biểu dương khi nhân viên làm tốt
Nhiều người thường bỏ qua yếu tố này, nhưng nó thật sự quan trọng trong việc khích lệ, động viên khả năng làm việc của nhân viên. Những lời khen khi đạt được một thành tựu nào đó chính là liều thuốc bổ đối với họ. Vì vậy đừng tiếc những lời khen ngợi cho đúng người, đúng thời điểm. Thậm chí, hãy trao cho họ phần thưởng xứng đáng với những gì đã cống hiến. Nó sẽ khiến nhân viên cảm thấy được công nhận, tôn trọng và đánh giá cao. Tạo thêm động lực để cố gắng làm việc.
Xây dựng mối quan hệ tốt trong tập thể
Dù đứng ở góc độ nào thì nhân viên cũng là những người cộng sự đắc lực giúp bạn hoàn thành mục tiêu đề ra. Do vậy một mối quan hệ tốt đẹp là yếu tố không thể thiếu. Tuy nhiên, nhân viên thường hay e dè trước sếp bởi khoảng cách về chức danh. Vì vậy bạn nên là người chủ động phát triển các liên kết trong doanh nghiệp. Bằng những cách đơn giản như hỏi thăm, động viên, trò chuyện,… Hoặc có thể tổ chức buổi dã ngoại, du lịch, teambuilding để gắn kết mọi người lại với nhau. Theo nguyên tắc “làm việc hết sức, vui chơi hết mình”.
♦ Tìm hiểu thêm: Lợi ích khi dùng phần mềm quản lý bán hàng trong quản lý nhân viên
Một nhà quản lý giỏi luôn gắn liền với kỹ năng giao việc cho cấp dưới một cách chuẩn xác và hợp lý. Từ đó mới có thể hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Hy vọng những phương pháp nêu trong bài viết thực sự hữu ích đối với bạn. Chúc các bạn thành công.