Nỗi khổ của sếp tại thời buổi kinh tế biến động mấy ai hiểu được?

25/04/2022 1513

Là một người lãnh đạo, bao giờ cũng được mọi người xung quanh tán dương và khen ngợi. Tuy nhiên, ai cũng nghĩ người sếp luôn được ăn ngon, mặc đẹp, tiền tiêu rủng rỉnh mà chẳng ai hiểu được nỗi lòng của họ. Chính vì vậy, hãy cùng tôi tìm hiểu nỗi khổ của sếp qua bài viết này nhé!

1. Những nỗi khổ của người làm sếp

Ai cũng nghĩ làm sếp thì sẽ được đi xe xịn ở nhà lầu, tiền lúc nào cũng rủng rỉnh. Nhưng không, làm sếp phải gánh chịu rất nhiều những nỗi khổ mà chẳng mấy ai có thể hiểu được như

1.1. Áp lực chồng chất

Sếp cũng là một con người đơn thuần như bao người khác, nhưng với vai trò lãnh đạo và nhiệm vụ quản lý nhân viên, người sếp phải gánh trên vai rất nhiều trọng trách. Vì vậy, càng nhiều trách nhiệm, họ càng phải đối mặt với nhiều áp lực chồng chéo lên nhau đến từ nhiều phía.

Đứng trước bối cảnh nền kinh tế đang biến động và cạnh tranh như hiện nay, nếu không muốn bị đào thải, đòi hỏi người sếp phải là người có năng lực và phẩm chất trong công việc. Họ luôn phải suy nghĩ để đưa ra giải pháp thiết thực cho công ty có thể đứng vững và ngày càng phát triển trong khi hàng loạt các doanh nghiệp và công ty mọc lên như nấm.

Trong cuồng quay giữa công việc và cuộc sống, bản thân người sếp luôn phải giữ tâm thế để chấn chỉnh và điều tiết lại chính bản thân mình cho phù hợp ở từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể với tất cả các mối quan hệ xung quanh như nhân viên và sếp, cha mẹ,… Bởi sẽ không tránh khỏi những va chạm về mặt tình cảm, mất mát về mặt tinh thần với đồng nghiệp hay chính người thân. Chính vì vậy, họ phải thật sự khéo léo khi đóng các vai trò ở bên ngoài xã hội và trong gia đình.

Nỗi khổ của sếp
Người sếp luôn phải đối mặt với những áp lực chồng chất

♦ Giảm áp lực công việc quản lý với phần mềm quản lý bán hàng online

1.2. Nỗi khổ của sếp là sự cô đơn

Người sếp luôn được ví như “cây cao bóng cả” vì tầm nhìn của họ luôn rộng rãi và bao quát. Nhưng cây cao thì bao giờ cũng khác với những lớp cỏ non ở dưới mặt đất. Sự cô đơn đã khiến họ cảm thấy lạc lõng ngay trong chính căn phòng rộn rã tiếng cười của nhân viên. Người sếp luôn phải đối diện với nỗi cô đơn thường trực hàng ngày. Vì không phải ai cũng có thể thấu hiểu lối suy nghĩ của họ. Vì thế, những người làm lãnh đạo là phải chấp nhận với nỗi cô đơn đỉnh cao.

Sự cô đơn luôn vây quanh người làm sếp
Sự cô đơn luôn vây quanh người làm sếp

1.3. Căng thẳng triền miên

Chính những áp lực đè nặng lên đôi vai khiến người sếp rất dễ rơi vào tình trạng căng thẳng vì luôn phải quán xuyến và thao túng tất cả các hoạt động của công ty, đồng thời phải tự chấn chỉnh từng lời nói và cách hành xử để trở thành người sếp đúng nghĩa.

Do áp lực công việc, áp lực gia đình và áp lực từ chính bản thân nên tình trạng tâm lý thay đổi bất thường, lúc cáu kỉnh, lúc tràn đầy năng lượng,.. Đặc biệt đối với những người có tính nóng nảy, thì những hành vi thiếu suy nghĩ trong lúc nóng giận luôn mang theo mầm giống cho sự đổ vỡ. Nên người sếp cần phải điều tiết tâm trạng để giải quyết vấn đề trong trạng thái bình tĩnh nhất. Vì vậy, sếp luôn phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến tâm lý và đôi khi phải chịu căng thẳng trong khoảng thời gian dài, nếu không biết cách giải tỏa hợp lý sẽ dẫn đến hệ lụy rất nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng của cuộc sống.

Tình trạng căng thẳng luôn tìm đến người sếp
Tình trạng căng thẳng luôn tìm đến người sếp

1.4. Mất lòng

Một con người phải gánh vác sinh mệnh của rất nhiều người, chống chọi với những khó khăn của bản thân, công việc, đối tác và gia đình. Áp lực thời gian từ mọi phía cứ thế đè nặng lên người sếp từng ngày, thậm chí còn không có thời gian cho bản thân. Thế nên họ rất dễ đối diện với những tình huống căng thẳng vì sự thiếu cân bằng cho các mối quan hệ xung quanh. Bởi không phải ai cũng dễ dàng thông cảm cho người lãnh đạo, vì nhiều người lại nghĩ họ đang biện minh cho sự rảnh rỗi của mình bằng công việc.

Việc điều tiết bản thân cho phù hợp với các mối quan hệ là điều không dễ dàng. Vì vậy, người sếp đôi khi phải đưa ra những câu trả lời làm mất lòng người khác, bởi họ không còn sự lựa chọn nào cả.

2. Kết luận

Trên đây là bài viết chia sẻ về nỗi khổ của người làm sếp. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ phần nhiều thông cảm và hiểu được những nỗi khổ mà người làm lãnh đạo phải gánh chịu, bởi sếp cũng chỉ là những người bình thường như bao người khác mà thôi.

Tìm đọc thêm:

Phần mềm bán hàng tốt nhất hiện nay

Quy trình bán hàng đa kênh

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

Chợ Tân Định

Công khai ưu và nhược điểm khi mua sắm tại chợ Tân Định – Sài Gòn

04/06/2020 10009

Chợ Tân Định là cái tên tuyệt nhiên không thể bỏ qua trong list các địa chỉ shopping của cư dân Sài Thành. Bên cạnh những điểm tốt như nguồn hàng lớn, đa dạng, giá rẻ thì nơi đây hiện…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot