Phí bán hàng trên Lazada hiện nay đã thay đổi như thế nào?
Phí bán hàng trên Lazada có cao không? Đây là một trong những băn khoăn của rất nhiều người, đặc biệt là những người ít vốn muốn kinh doanh trên Lazada. Nếu bạn cũng có những câu hỏi như vậy thì đừng bỏ qua bài viết này.
1. Phí đăng ký bán hàng trên Lazada đã thay đổi như thế nào?
Trước đây, khi đăng ký bán hàng các chủ shop sẽ mất một khoản chi phí bán hàng trên Lazada như:
- Phí cố định: Tính theo % giá sản phẩm khi bán được hàng
- Phí mặc định: Áp dụng phạt với các nhà bán hàng khi vi phạm quy định
Tuy nhiên, từ ngày 01/04/2018 Lazada đã thay đổi, không còn áp dụng loại phí cố định để nhận % từ các sản phẩm khi shop bán được hàng và phí mặc định để phạt các nhà bán hàng nữa. Nhưng lưu ý bạn vẫn sẽ bị phạt theo các hình thức như: Đánh giá điểm gian hàng thấp và giảm khả năng hiển thị mặt hàng trên website của Lazada. Tùy từng vi phạm mà Lazada sẽ áp dụng cơ chế phạt khác nhau cho gian hàng nếu vi phạm các điều khoản sau đây:
+ Hủy đơn hàng do sai giá hoặc hết hàng
+ Có yêu cầu lấy hàng nhưng không có hàng
+ Cập nhật tình trạng đơn hàng chậm
+ Giao sai hàng
+ Giao hàng chậm trễ
+ Đóng gói sai quy định
+ Trì hoãn hoặc từ chối bảo hành
+ Mua đi bán lại
+ Mua hàng giảm giá của chính mình
+ Kinh doanh các mặt hàng cấm
+ Bán hàng giả hàng nhái
+ Hàng hóa đã qua sử dụng
+ Tem niêm phong không còn nguyên vẹn
+ Liên hệ với khách hàng ngoài mục đích xác nhận đơn hàng
♦ Tìm hiểu thêm: Phần mềm quản lý bán hàng đa kênh – Ứng dụng hỗ trợ đồng bộ quản lý đơn hàng Lazada hiệu quả
2. Các loại phí bán hàng trên Lazada mới nhất hiện nay
Lazada đã miễn phí toàn bộ chi phí khi bán hàng từ ngày 01/04/2018. Như vậy, việc bán hàng trên lazada hiện nay là hoàn toàn free. Bạn chỉ mất phí khi sử dụng các dịch vụ của Lazada. Đây là các loại chi phí phát sinh khi sử dụng các dịch vụ cộng thêm của Lazada bao gồm:
Phí lấy hàng
Lazada đến lấy hàng tận nơi hoặc kho hàng của bạn và vận chuyển đến nơi trung tâm hàng hóa Lazada (chỉ cần áp dụng khi shop có 30 đơn/ngày)
Phí Fulfillment by Lazada (FBL)
Loại phí áp dụng khi bạn sử dụng nhập để hàng vào kho như: Phí xử lý hàng hóa FBL và Phí xử lý hàng hoàn trả về, phí lưu kho quá hạn
Như vậy, không quá tốn kém chi phí để sở hữu cho mình một gian hàng trên trang thương mại điện tử Lazada đúng không nào. Đây là một trong những lợi ích lớn khi kinh doanh online trên các sàn thương mại điện tử, vậy thì còn chần chừ gì nữa mà bạn không đăng ký ngay.
♦ Tham khảo thêm: Cách quản lý đơn hàng online hiệu quả được chia sẻ từ chuyên gia
3. Cách tính và kiểm tra phí thanh toán trên Lazada đơn giản nhất
Cách tính phí và kiểm tra phí thanh toán trên Lazada:
Cách tính phí thanh toán của Lazada cho nhà bán hàng
Phí hoa hồng trên Lazada (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) sẽ được tính theo công thức sau:
Phí hoa hồng = Đơn giá x phí hoa hồng
Ví dụ: Giá trị món hàng của đã bán là 1.000.000đ, phí hoa hồng theo quy định trong hợp đồng kinh doanh là 5%, vậy phí hoa hồng sẽ là 1.000.000đ x 5% = 50.000đ
Cách kiểm tra phí thanh toán của các đơn hàng trên Lazada
Hiện nay có hai cách để bạn kiểm tra chi phí thanh toán của Lazada. Vì vậy, để kiểm tra chi phí thanh toán của Lazada hãy chọn cho mình cách phù hợp và làm theo hướng dẫn sau:
- Xem trực tiếp trên các đơn hàng
Trước khi ấn xác nhận mỗi đơn hàng, người bán có thể xem trước thông tin thanh toán trực tiếp trên đơn hàng. Mục phí thanh toán là phần Lazada sẽ thu của người bán khi đơn hàng đấy giao thành công.
- Xem trực tiếp trên Lazada kênh người bán
Bạn có thể tải báo cáo doanh thu trong mục “Doanh thu” của Lazada Seller Center để xem phí thanh toán của nhiều đơn hàng cùng một lúc.
♦ Xem ngay: Thời gian Lazada thanh toán cho nhà bán hàng
4. Kết luận
Với những thông tin về mức phí bán hàng trên Lazada của bài viết này, mong rằng sẽ giúp được cho những người đang quan tâm tới việc kinh doanh trên Lazada có được sự lựa chọn hợp lý để đưa ra chiến lược và cách thức bán hàng phù hợp trên Lazada. Chúc các bạn thành công.