Bỏ túi bí quyết đối phó với sếp nói nhiều của nhân viên láu cá
Những cuộc họp kéo dài cả nửa ngày, những cuộc trò chuyện chờ mãi không có hồi kết. Đó chính là nỗi lòng của nhân viên khi gặp phải người sếp nói nhiều. Sếp thân thiện, cởi mở là tốt, nhưng trở thành nhiều chuyện thì lại là câu chuyện không vui vẻ gì.
Nếu cũng đang đối mặt với tình trạng sếp nói nhiều như máy, thì hãy theo dõi bài viết sau đây. Vì nó sẽ cung cấp cho bạn những bí quyết cực hay để “trị” sếp của mình.
Cho sếp biết bạn cũng có công việc cần xử lý
Nếu gặp phải sếp thích “tám” thì họ sẽ không thiếu chủ đề để nói với bạn. Tất nhiên, là nhân viên bạn không thể cắt ngang hay yêu cầu sếp đừng nói nữa. Điều đó là không thể. Tốt nhất là hãy cho họ biết bạn cũng có rất nhiều nhiệm vụ chưa hoàn thành và cần xử lý hết chúng. Bằng cách hùa theo câu chuyện của sếp, sau đó phàn nàn rằng mình rất lo lắng vì dạo này khối lượng công việc khá nhiều. Trong khi đó thời gian thì khá hạn hẹp. Trong trường hợp này, sếp sẽ tự biết cân nhắc và để bạn tập trung vào công việc.
Tuy nhiên, hãy nói một cách khéo léo thay vì quá trần trụi. Bởi nếu không tinh tế rất có thể bạn sẽ khiến sếp mủi lòng và tự ái. Khiến mối quan hệ của hai người đi vào căng thẳng và khó xử.
♦ Xem thêm: Phần mềm quản lý bán hàng miễn phí tốt nhất liệu có an toàn?
Đề cập đến vấn đề thời gian với sếp nói nhiều
Sếp luôn có nhiều công việc cần xử lý. Nhưng đôi khi sở thích “tám” khiến họ quên đi mất nhiệm vụ của mình. Cố gắng nghe ngóng lịch trình và những công việc phải hoàn thành của sếp. Sau đó nhắc nhở kèm theo thời gian để họ cân nhắc và quan tâm tới công việc nhiều hơn, thay vì bắt đầu một câu chuyện phiếm. Bạn nên bắt đầu một cách tự nhiên nhất có thể. Chẳng hạn giả vờ chợt nhớ ra điều gì đó như “Có phải 2 giờ chiều này sếp có buổi gặp với đối tác ABC không ạ? Bây giờ là mấy giờ rồi nhỉ?”. Điều này sẽ khiến họ suy nghĩ đến nhiệm vụ của mình. Sau đó chấm dứt cuộc hội thoại để bắt đầu sắp xếp lại những việc cần phải làm trong đầu.
36 kế, chuồn là thượng sách khi gặp sếp nói nhiều
Cách này áp dụng cho ai không nhanh miệng nói khéo nhưng bù lại nhanh chân. Khi bắt đầu thấy dấu hiệu sếp muốn khơi gợi một câu chuyện, bạn có thể giả vờ nghe điện thoại, cầm tài liệu đi sang phòng ban khác, trao đổi công việc với đồng nghiệp,… Hoặc làm bất cứ việc gì khiến bạn giống như đang rất bận rộn. Dĩ nhiên, chẳng ai lại đi nói chuyện với một người đang bận rộn bao giờ. Nhưng không nên sử dụng kế này quá nhiều. Bởi đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma. Sớm muộn thì ý định của bạn cũng bị sếp nắm thóp. Vì vậy, khi nào trong trường cấp bách quá mới nên “chuồn”.
♦ Thử ngay: Phần mềm quản lý bán hàng – giải pháp quản lý nhân viên với tính năng phân quyền
Xây dựng cho sếp một vài sở thích
Khi có một vài sở thích, chúng ta sẽ quan tâm tới nó nhiều hơn. Và đương nhiên thời gian để “nói nhiều” cũng dần biến mất. Dựa vào tính cách của sếp mà bạn có thể đưa ra một vài gợi ý nhỏ. Chẳng hạn sếp thích ô tô, hãy giới thiệu một vài diễn đàn của những người yêu xe. Sếp thích thời trang có thể hướng tới blog của những fashionista,… Hoặc xây dựng cho họ những thói quen yêu cầu sự tập trung cao độ như ngồi thiền, yoga, nghe nhạc, đọc sách,… Điều này tuy không dễ để thực hiện, nhưng nếu làm được thì bạn sẽ trở thành người hùng đối với đồng nghiệp.
♦ Xem thêm: Làm gì khi nhân viên giỏi xin nghỉ việc? Cách xử lý khôn ngoan của sếp
Sếp nói nhiều không hẳn là xấu. Nhưng đôi khi chúng ta sẽ thấy khó chịu khi nghe đi nghe lại một vấn đề. Thậm chí là ảnh hưởng đến tiến độ công việc. Bạn có thể áp dụng một vài phương pháp nêu trên để chấm dứt tình trạng này. Hy vọng nó sẽ mang lại hiệu quả như mong đợi.