[Lật tẩy] các yếu tố đánh giá sự hài lòng của khách hàng
Thành công của doanh nghiệp được đánh giá qua sự hài lòng của khách hàng. Khách hàng hài lòng về sản phẩm, dịch vụ của bạn có nghĩa là bạn đã đang đi đúng hướng. Vậy sự hài lòng của khách hàng được đánh giá qua những yếu tố nào? Hãy cùng Abit tìm hiểu qua bài viết này!
Sự hài lòng của khách hàng là gì?
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều đình nghĩa khác nhau về Customer Satisfaction Survey. Sở dĩ là vì mức độ hài lòng của từng khách hàng là khác nhau. Nó phụ thuộc vào mong muốn, kỳ vọng của mỗi người. Nhưng chung quy lại chúng ta có thể hiểu đơn giản, sự hài lòng của khác hàng là một dạng trạng thái cảm giác. Sau khi trải nghiệm một sản phẩm, dịch vụ nào đó họ cảm thấy tốt so với những mong muốn mà họ kỳ vọng.
Mặc dù đó là sự đánh giá chủ quan của mỗi cá nhân khách hàng. Nhưng nếu mức độ hài lòng càng cao, họ cảm thấy thỏa mãn thì sẽ quyết định sử dụng tiếp trong những lần tới.
Sự hài lòng của khách hàng là tiêu chí để đánh giá thành công của mỗi doanh nghiệp. Chính vì thế mà các doanh nghiệp luôn cố gắng nỗ lực để mang đến cho khách hàng những cảm nhận tốt nhất.
♦ Tìm hiểu thêm: Bí quyết để xây dựng trải nghiệm khách hàng hoàn hảo nhất
Vậy sự hài lòng của khách hàng được đánh giá dựa trên yếu tố nào?
Doanh nghiệp có thể đánh giá khách hàng có hài lòng về sản phẩm, dịch vụ của mình sau khi trải nghiệm hay không phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Là những giá trị mà khách hàng nhận được sau khi trải nghiệm
- Thái độ phục vụ: Là cách mà nhân viên tư vấn, giải đáp và phục vụ khi khách hàng có nhu cầu có thân thiện và chu đáo hay không
- Giá cả: Là mức giá khách hàng bỏ ra có xứng đáng với giá trị mà họ nhận được hay không
- Dịch vụ sau bán hàng: là cách doanh nghiệp có quan tâm đến họ hay không? Có kịp thời hỗ trợ khi họ cần hay không? Các chính sách ưu đãi với khách hàng thân thiết như thế nào? Có tốt hơn đối thủ hay không?
Tất cả các yếu tố trên đều có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng của khách hàng. Bởi quá trình trải nghiệm của khách hàng được thể hiện qua các giai đoạn. Từ tìm hiểu, được phục vụ đến khi sử dụng. Nếu tất cả các yếu tố trên đều đáp ứng được mong muốn, sự kỳ vọng của khách hàng thì chắc chắn họ sẽ hài lòng tuyệt đối.
Vì thế trong kinh doanh các doanh nghiệp cần làm tốt các yếu tố trên. Có như vậy mới giữ chân được khách hàng và tạo được thế mạnh thương hiệu trên thị trường.
Xem thêm: Phần mềm bán hàng online trên Facebook – Công cụ hỗ trợ đánh giá sự hài lòng của khách hàng
Những bí kíp giúp nâng cao sự hài lòng của khách hàng
Khách hàng có vai trò quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp bởi họ là những người mang lại doanh thu. Đó là lý do mà các chủ doanh nghiệp thường nhắc nhở với nhân viên của mình: “Khách hàng là người trả lương cho bạn chứ không phải Tôi. Sự phục vụ khách hàng chu đáo sẽ quyết định đến doanh thu mà bạn nhận được” …Chính vì thế bạn cần phải nằm lòng những bí kíp sau:
Luôn lắng nghe và thấu hiểu khách hàng
Để đem đến sự hài lòng cho khách hàng, trước hết bạn phải cần phải lắng nghe những mong muốn của khách hàng hay những phản ánh của họ. Từ đó, để nhận ra những hạn chế còn tồn tại để có biện pháp cải tiến sản phẩm, dịch vụ của mình ngày một tốt hơn. Đồng thời cũng phải coi khách như một người bạn thân thiết để thấu hiểu mong muốn và nhu cầu của họ. Và để có thể lắng nghe tâm tư, tình cảm của khách hàng mọi lúc, mọi nơi cần phải có thêm sự hỗ trợ của phần mềm quản lý bình luận Facebook. Chỉ cần có thiết bị kết nối internet, bạn sẽ nhanh chóng tương tác và phản hồi được những nguyện vọng, mong mỏi của khách hàng.
Luôn biết nói lời cảm ơn tới “thượng đế” của mình
Khách hàng là người mang đến doanh thu cho doanh nghiệp và thu nhập cho mình. Vậy thì không lý do gì mà chúng ta tiết kiệm một lời cảm ơn tới họ. Một lời nói cảm ơn nhẹ nhàng cũng sẽ làm khách hàng cảm thấy hài lòng và có cái nhìn thiện cảm về sản phẩm và thương hiệu của mình. Cho dù là họ đã mua hay mới chỉ có nhu cầu thì hãy luôn biết nói lời cảm ơn. Đó là cách bạn thể hiện sự tôn trọng và tạo ấn tượng đẹp trong lòng họ.
Biết xin lỗi khi mắc sai lầm
Doanh nghiệp có thể mất hàng chục năm để tạo dựng hình ảnh thương hiệu trong mắt khách hàng nhưng đôi ki chỉ cần một lỗi lầm nhỏ của bạn cũng đủ đánh đổ niềm tin. Vì thế trong mọi tình huống khách hàng phàn nàn hãy biết xin lỗi và thể hiện thiện chí khắc phục thay vì né tránh.
♦ Đọc thêm: Muốn kinh doanh hiệu quả, đừng bỏ qua cách quản lý tin nhắn Facebook trên ứng dụng phần mềm Abit
Biết tạo ra cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời
Hầu hết khách hàng mua sản phẩm hay dịch vị đều dựa trên cảm xúc. Do đó, nếu bạn tạo được trải nghiệm tuyệt vời dành cho các “thượng đế”, bạn đã có hơn 50% cơ hội để bán được sản phẩm/ dịch vụ rồi. Thêm vào đó, sự phục vụ nhanh chóng, mọi lúc mọi nơi cũng là cách mà họ cảm thấy hài lòng về bạn.
Sự hài lòng của khách hàng đối với một sản phẩm dịch vụ nào đó mà doanh nghiệp cung cấp không dễ nhưng cũng không quá khó đôi khi chỉ cần chúng ta biết lắng nghe, thấu hiểu và không ngừng cải tiến để tốt hơn. Hi vọng với những chi sẻ ở trên có thể giúp bạn nghiệm ra kinh nghiệm bổ ích để có thể phục vụ thượng đế của mình được tốt hơn. Để mỗi khách hàng khi đến với bạn điều họ nhận được không chỉ là sự hài lòng về chất lượng mà cả thái độ phục vụ nữa.