CEO là gì? 1001 nội dung quan trọng cần phải biết về CEO
CEO có lẽ là từ không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta, khi nó đã ăn sâu vào cách giao tiếp hàng ngày hay thậm chí là những bộ phim truyền hình giành giật quyền lực. Nhưng bạn đã hiểu được chính xác CEO là gì hay chưa? Nếu chưa, bài viết này sẽ giúp bạn trả lời 1001 câu hỏi liên quan tới CEO.
Tìm hiểu CEO là gì?
CEO là nghề gì?
CEO được biết đến là từ viết tắt cho Chief Executive Officer, tức ám chỉ vị trí Giám đốc điều hành hay Tổng Giám đốc của một công ty. Đóng vai trò là bộ mặt đại diện, có trách nhiệm vạch ra các kế hoạch chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển cụ thể. Thêm vào đó, họ còn phải đảm bảo hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. Giống như một vị thuyền trưởng chèo chống cả con thuyền vượt đại dương.
CEO làm gì?
CEO – cái tên vừa nghe đã thấy quyền lực. Vậy công việc của họ là gì? có phải ngồi ra chỉ đạo và chỉ tay năm ngón hay không? Câu trả lời chính xác là “không”. Ngược lại đây còn là công việc không hề dễ chịu hay thoải mái chút nào. List công việc của CEO có thể kể đến như:
- Giữ trọng trách đưa ra các quyết định lớn của công ty. Vận hành và quản lý các hoạt động và nguồn lực.
- Đảm nhận vai trò là gương mặt đại diện, thực hiện các công tác truyền thông, quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp.
- Là phát ngôn của doanh nghiệp trước báo chí và truyền thông.
- Thay mặt công ty cho các cuộc đàm phán, thương thảo, ký kết hợp đồng thương mại, phê duyệt những dự án đầu tư,…
- Phê duyệt chính sách tài chính, kiểm soát, đo lường và đánh giá, điều chỉnh ngân sách, định mức chi phí.
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
- Tổ chức cơ cấu và thiết lập toàn bộ bộ máy quản lý, vận hành bộ máy nhân sự.
- Chịu trách nhiệm về lợi nhuận, mức độ phát triển của công ty. Đảm bảo có thể hoàn thành những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
- …
Tìm hiểu thêm: Cần mua phần mềm quản lý bán hàng của nhà cung cấp nào là hợp lý?
Những kỹ năng cần thiết của CEO là gì?
Kỹ năng nhận biết và xử lý thông tin
Thông tin ở đây chính là mọi tin tức, sự kiện, sự việc, ý tưởng, phán đoán, xu thế… có giá trị làm tăng sự hiểu biết cho người làm CEO. Thông tin chính là cơ sở giúp họ đưa ra những quyết định chính xác. Tuy nhiên, càng ngày càng có nhiều nguồn dữ liệu và không ít trong số chúng có mục đích làm nhiễu phán đoán của người điều hành. Bắt buộc họ phải biết cách nhận biết đâu là nguồn thông tin có giá trị.
Kỹ năng giao tiếp
Trong kỹ năng giao tiếp thì đàm phán và ra mệnh lệnh là hai yếu tố quan trọng hơn cả.
Thứ nhất là đàm phán. Bạn không thể chỉ nhìn nhận vấn đề dựa vào quan điểm, lập trường và lợi ích cá nhân. Mà còn phải đặt bản thân vào vị trí của đối tác thì mới có thể đi đến một cuộc đàm phán thành công hai bên cùng có lợi.
Thứ hai là ra mệnh lệnh. Đây là quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới. Bạn là người có địa vị và quyền năng cao hơn, tuy nhiên không thể dựa vào đó mà ra mệnh lệnh một cách tùy tiện. Bởi điều này có thể làm ảnh hưởng tới hiệu quả công việc của nhân viên. Hãy phân bổ nhiệm vụ với một thái độ ôn hòa. Đủ cương để thấy sự nghiêm khắc và nghiêm túc, nhưng cũng phải mềm dẻo và tinh thần động viên, khích lệ.
Tìm hiểu thêm: Lợi ích của phần mềm quản lý bán hàng giải pháp trong kinh doanh
Kỹ năng ngoại giao và tương tác xã hội
Có kỹ năng ngoại giao tốt đồng nghĩa với việc bạn đã nắm chắc một phần thành công. Dù công cụ giao tiếp là gì, gặp mặt trực tiếp hay thông qua mạng xã hội, thử điện tử, thư tay, thậm chí là trong game bạn đều có thể tận dụng chúng để xây dựng các mối quan hệ có lợi, phục vụ cho nhu cầu công việc sau này. Càng có nhiều mối quan hệ, đường đi của bạn sẽ càng được mở rộng hơn.
Để ngoại giao tốt, bạn cần đến các tương tác xã hội. Nó bao gồm khả năng xử lý tình huống, khả năng đưa ra câu trả lời, giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt,…
Kỹ năng quản trị
Quản trị ở đây không chỉ là quản trị doanh nghiệp mà còn cả tài chính. Doanh nghiệp cần một nhà lãnh đạo đủ sáng suốt và thấu hiểu bộ máy mình đang quản lý. Biết được điểm mạnh, điểm yếu của từng bộ phận. Qua đó có các phương án phân bổ và quản lý một cách phù hợp và hiệu quả.
Ngoài ra, khi bước chân vào thương trường cũng đồng nghĩa với việc tham gia vào cuộc chiến của tiền. Hiểu được luật chơi và quản trị chắc tài chính doanh nghiệp sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có.
Tìm hiểu thêm: Danh sách CEO giỏi nhất Việt Nam đang gọi tên những ai?
Kỹ năng hoạch định chiến lược
Chiến lược là yếu tố nền cũng như là cái sườn của mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Phát triển kế hoạch cần phải vận dụng đủ ba yếu tố đó chính là tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị. Thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào khả năng hoạch định của giám đốc điều hành CEO. Chỉ cần một hướng đi nhầm lẫn cũng có thể khiến cả doanh nghiệp chao đảo.
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi có thể giúp bạn hiểu được CEO là gì và những vấn đề xoay quanh công việc này. CEO không hề hào nhoáng như vẻ bề ngoài của nó, muốn trở thành một nhà điều hành xuất sắc, bạn phải là người thực sự có năng lực, tư duy và dám đánh đổi.