4 chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của gian hàng Shopee
Nếu là người mới chập chững bán hàng Shopee, bạn sẽ choáng ngợp với mức độ cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Vậy điều gì sẽ giúp bạn xây dựng một chiến lược chinh phục khách hàng? Đó chính là 4 chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả của mọi gian hàng Shopee giống như 4 kim chỉ nam giúp chủ shop tiến tới thành công.
Là một trong những sàn thương mại điện tử đang xếp top 1 ở thị trường Việt Nam và số 1 ở thị trường Đông Nam Á, Sàn thương mại điện tử Shopee đang đem đến thành công cho hàng ngàn shop online với doanh thu cực “khủng”. Tuy nhiên, đây không hề là miếng bánh dễ xơi bởi sự cạnh tranh của hàng ngàn thương hiệu cùng ngành hàng. Đòi hỏi bạn phải có một thước đo để đánh giá hiệu quả hoạt động của shop theo thời gian. Từ đó sẽ có sự điều chỉnh phù hợp, thúc đẩy doanh thu và kéo khách hàng tốt nhất.
Lượt Follow của gian hàng Shopee
Bạn thường nghẹ về Follow các trang Fanpage hay kênh Youtube thường xuyên thì Follow Shopee cũng tương tự như vậy. Người bấm vào nút Theo dõi (Follow) được xem là một khách hàng tiềm năng. Và họ có thể chuyển từ sự quan tâm thành quyết định mua hàng bất kì lúc nào nếu được tiếp thị đúng cách. Vì thế, nút theo dõi cực kỳ quan trọng để mở đánh giá shop trên shopee bán hàng có hiệu quả hay không.
Nếu bạn bấm theo dõi trên Fanpage hoặc Instagram thì các sản phẩm của shop bạn sẽ hiển thị nhiều nhất ở trang chủ (newfeed). Đây là nơi mà khách hàng có thói quen lướt đầu tiên. Lướt liên tục khi mở ứng dụng trên điện thoại hoặc máy tính. Tuy nhiên ở Shopee khách hàng chỉ thấy các hành động mới của shop cập nhật trong mục Dạo. Nhưng không phải ai cũng có thói quen xem mục này. Đa phần người dùng Shopee hiện nay đều nán lại ở trang chủ lâu nhất. Họ lướt xem các sản phẩm gợi ý, sản phẩm bán chạy nhất, sản phẩm đang Sale cực hot… Nếu khách không bấm Follow thì shop của bạn gần như rất ít khả năng xuất hiện được trên các list này (trừ phi bỏ tiền ra chạy quảng cáo Shopee).
Vì thế, dù shop lớn hay nhỏ hiện nay đều có điều hướng khách Follow shop bằng các khuyến mãi hấp dẫn. Khi khách chạm vào nút Theo dõi shop thì một mã khuyến mãi (5%, 10%..) cũng được bay ra để khách sưu tầm vào ví Voucher. Như vậy khách sẽ thích thú và chăm chỉ Follow, rủ thêm người khác vào Follow cho bạn. Gian hàng càng có nhiều Follow thì cơ hội bán hàng càng cao. Uy tín cũng được nâng lên một tầm cao mới so với các shop lèo tèo, ít Follow.
Quản lý gian hàng shopee với thang điểm đánh giá
Trong cách tạo gian hàng trên Shopee thì không thể bỏ qua các con số xếp hạng shop. Điểm đánh giá này sẽ dựa trên thang điểm 5 và được cộng trừ tùy theo số sao mà khách mua hàng phản hồi lại sau khi mua sản phẩm. Khi điểm đánh giá từ lớn hơn hoặc bằng 4.0, shop bạn sẽ có cơ hội trở thành shop yêu thích trên Shopee. Khi đó gian hàng sẽ tăng độ uy tín hơn hẳn các shop thường. Đồng thời có cơ hội gia tăng doanh số tốt hơn với các chính sách free ship cho đơn từ 180k trở lên.
Còn với điểm đánh giá từ 4 trở xuống sẽ bị khách hàng nghi ngờ và khó lòng đặt niềm tin để mua hàng. Vì thế bạn cần cố gắng kéo điểm đánh giá shop lên cao nhất. Hãy tích cực trò chuyện với khách đã mua hàng và khuyến khích họ đánh giá 5 sao cho shop.
Bên cạnh đó, nâng cao tốc độ xử lý đơn hàng bằng phần mềm quản lý đơn hàng Abit để tránh sót đơn. Đơn sẽ được nhảy tự động trên Abit và đẩy luôn sang 6 đơn vị vận chuyển chỉ trong 1 click. Đồng thời lưu data khách hàng, kiểm soát hàng tồn tự động, báo cáo doanh thu 24/24,.. Và rất nhiều tính năng khác đang chờ chủ shop khám phá TẠI ĐÂY.
Lượt bán của các sản phẩm
Các gian hàng Shopee Mall – gian hàng chính hãng Shopee đều có những lượt bán khủng từ 1000 -10.000 sản phẩm. Mỗi khách bấm xác nhận 1 đơn hàng sẽ được tính là 1 lượt bán. Số lượt bán này sẽ được cộng dồn và hiển thị ngay ở trang sản phẩm. Đây cũng là một tiêu chí để khách hàng cân nhắc để mua hàng. Họ sẽ chủ động chọn sản phẩm có lượt mua nhiều và bán chạy. Chủ shop sẽ dựa vào số lượt bán mỗi sản phẩm để đưa ra chiến lược tiếp thị phù hợp.
Với những mặt hàng hot bán chạy thì cần duy trì lượt mua ổn định. Khi lượt mua bị giảm sẽ có chính sách trợ giá, khuyến mãi để tạo doanh thu. Còn với những sản phẩm có lượt mua thấp đến cực thấp. Hãy cân nhắc lại xem bạn có nên tiếp tục bán nữa không? Hay thay thế bằng sản phẩm mới khác để tối ưu gian hàng Shopee. Lời khuyên là không nên dùng nó để chạy đấu thầu quảng cáo. Vì tỷ lệ chiến dịch thất bại và đốt tiền vô nghĩa là rất cao.
Các đánh giá sản phẩm của khách hàng (Feedback)
Chắc chắn là tín đồ mua sắm trên Shopee không thể bỏ qua phần nhận xét (phản hồi) của khách. Bởi vì bản chất của mua hàng online là không được cầm hoặc chạm vào sản phẩm. Họ cần niềm tin từ những người đã trải nghiệm để quyết định mua lần đầu tiên. Một đánh giá tốt sẽ khiến họ có quyết định nhanh chóng hơn. Đồng nghĩa với việc một đánh giá xấu sẽ khiến họ “lung lay”. Thậm chí khách có thể bỏ chạy và xóa khỏi giỏ hàng.
Sản phẩm có càng nhiều đánh giá càng có độ tin cậy cao. Đồng thời chứng tỏ thu hút được đông đảo khách hàng sử dụng sản phẩm. Phần đánh giá sẽ có cấp độ từ 1-5*. Có thêm phần chữ và ảnh/video clip ngắn để xác thực. Khi khách hàng hoàn thành feedback gồm ảnh và nhận xét >50 kí tự. Họ sẽ lập tức nhận được 100 xu vào ví shopee. Còn shop sẽ có thêm niềm tin và sự tin tưởng tới từ hàng ngàn khách hàng mới. Thậm chí nếu sản phẩm có giá cao hơn nhưng có nhiều lời khen tốt. Khách vẫn sẵn sàng chi trả tiền để được trải nghiệm sản phẩm.
► Tìm hiểu thêm: Cách xóa đánh giá trên Shopee, xây dựng niềm tin với khách hàng
Tạm kết
Trên đây là những chỉ số quan trọng giúp bạn đánh giá hiệu quả của gian hàng Shopee. Để kinh doanh hiệu quả, bạn cần theo dõi thường xuyên các chỉ số từng ngày. Và lên kế hoạch để gia tăng các chỉ số tốt để thu hút thêm khách hàng tiềm năng nhất. Chúc bạn thành công!