Nghệ thuật làm sếp và cách quản lý nhân sự hiệu quả ít người biết
Rất nhiều người trong số chúng ta muốn trở thành một người sếp hoàn hảo trong mắt tất cả mọi người. Thế nhưng nếu bạn chưa nắm rõ nghệ thuật làm sếp và cách quản lý nhân sự hiệu quả thì đừng bao giờ mong mình sẽ làm được điều ấy.
Nghệ thuật làm sếp và cách quản lý nhân sự hiệu quả
Đầu tiên, hãy cùng tôi tìm hiểu nghệ thuật làm sếp để trở thành người quản lý hoàn hảo trong mắt mọi người nhé
Nghệ thuật làm sếp
- Hãy cở mở khi giao tiếp với các thành viên trong môi trường làm việc
- Thay vì trở thành một người sếp theo cách mà bạn muốn hãy trở thành một người mà đội nhóm thật sự cần
- Hãy là một người sếp bình thường như những người khác
- Biết tận dụng điểm mạnh của từng thành viên trong nhóm
- Hãy công bằng với tất cả mọi người trong môi trường làm việc
Ngoài nghệ thuật làm sếp bạn phải có cách quản lý nhân sự hiệu quả
Tiếp theo, để trở thành người sếp hoàn hảo trong mắt mọi người bạn cần biết cách quản lý nhân sự hiệu quả. Chính vì vậy:
Giải quyết các mối lo ngại cho nhân viên
Nếu nhân viên chỉ ra một mối lo ngại có thể gây ảnh hưởng đến môi trường làm việc, hãy đảm bảo rằng nó sẽ được giải quyết.
Ví dụ: Nếu một người cảm giác anh ta đang bị quá tải trong công việc, có thể những người khác cũng cảm thấy như vậy.
Cách tốt nhất để đối phó với tình huống này là tổ chức ngay một cuộc họp với đại diện các phòng ban liên quan để thảo luận về vấn đề này. Họ muốn cải thiện ra sao cùng với năng lực của nhân viên trong nhóm có thể thực hiện mức độ thế nào, hãy xác định rõ ngay từ đầu cuộc họp rằng đây là buổi trao đổi cởi mở, lúc này nhân viên sẽ tự do nêu lên những bất bình của mình mà không cần phải lo sợ về dư âm hay hậu quả.
Ngoài ra, bạn cần nhấn mạnh về mục đích thực sự của cuộc họp là tìm giải pháp cho mọi vấn đề chứ không phải dịp để tìm người sa thải. Cách tiếp cận mang tính tập thể này sẽ khiến nhân viên cảm nhận rằng họ có giá trị mang lại sự phát triển chung cho công ty.
♦ Review phần mềm quản lý bán hàng – Ứng dụng hỗ trợ quản lý và vận hành doanh nghiệp hiệu quả
Phải biết mục đích làm việc của nhân viên
Rất khó để dẫn dắt một ai đó nếu bạn không biết họ làm việc vì mục đích gì. Chính vì vậy, hãy dành thời gian để thấu hiểu nhân viên của bạn hơn. Cụ thể như: Mục tiêu dài hạn, nguyện vọng, vị trí mà họ mong muốn đạt được cho sự nghiệp trong những năm sắp tới,…
Đôi khi sự thiếu cam kết của nhân viên bắt nguồn từ cảm giác bị đánh giá thấp hoặc cũng có thể do công việc quá tải. Cách để khắc phục tình trạng này là có sự hiểu biết về những người cùng tham gia. Những thông tin giá trị đó sẽ đảm bảo rằng nhân viên của bạn được phân công vào đúng vai trò và nhiệm vụ.
Luôn theo sát nhân viên
Một người sếp giỏi sẽ luôn theo sát nhân viên của mình. Một khi đã thiết lập mục tiêu, hãy đảm bảo là bạn luôn kiểm soát được tiến độ của họ. Nếu bạn yêu cầu nhân viên hoàn thành deadline hãy chắc chắn là cấp dưới của bạn sẽ hoàn thành đúng hạn.
Những người sếp thành công luôn khiến cho nhân viên của họ là người có trách nhiệm. Hầu hết mọi người sẽ đánh giá cao về hình thức làm việc này và tôn trọng sự tích cực của người quản lý. Luôn theo sát nhân viên còn giúp doanh nghiệp của bạn nâng cao văn hóa một cách đáng kể.
Dẫn dắt nhân viên đi đúng hướng
Trước khi đưa ra lời khiển trách nhân viên vì chưa đủ nỗ lực, bạn hãy cung cấp cho họ càng nhiều thông tin về công việc càng tốt. Hãy truyền đạt về những gì họ cần thay đổi và nên điều chỉnh cách tiếp cận công việc ra sao và hạn định thời gian mà công ty đưa ra để họ cải thiện. Bởi có đôi khi tất cả những điều họ cần chỉ là sự dẫn đường đúng hướng.
Nghiêm túc xử lý các hành vi tái phạm liên tục
Nếu nhân viên trong môi trường làm việc liên tục thể hiện hiệu suất làm việc kém, người sếp cần phải xử lý nghiêm hành vi này. Bởi việc đấy sẽ làm cho các nhân viên biết rằng cấp trên đang xem trọng vấn đề này và sẽ không bỏ qua những thái độ không có lợi cho môi trường làm việc. Bên cạnh đó, đôi khi các thành viên chăm chỉ khác của nhóm cũng sẽ trở nên thờ ơ và lơ là công việc đi nếu họ thấy đồng nghiệp của mình làm việc thiếu trách nhiệm mà không bị phạt.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ về nghệ thuật làm sếp và cách quản lý nhân sự hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ tìm được giải pháp phù hợp để quản lý nhân sự cũng như biết được nghệ thuật làm sếp.
Tìm hiểu thêm: