Cải thiện phong thái lãnh đạo để trở thành nhà lãnh đạo mẫu mực
Phong thái lãnh đạo là một yếu tố không thể biểu đạt cụ thể bằng những con số, lại càng không thể đo lường, đánh giá thông thường. Và cũng chẳng có một định nghĩa hay chuẩn mực chính xác nào giải đáp cho điều này. Vậy làm cách nào để bạn có thể cải thiện phong thái lãnh đạo để trở thành người đứng đầu mẫu mực?
Tại sao lại cần cải thiện phong thái lãnh đạo?
Trên cương vị là một nhà lãnh đạo, bạn cần nhiều hơn là một cái chức danh hay một hình ảnh. Mọi người hy vọng nhìn được ở bạn cái tâm và cái tầm vượt trội. Đó có thể là cách đối nhân xử thế, cách giải quyết công việc, đưa ra định hướng hay những thành tựu đạt được.
Phong thái lãnh đạo sẽ tạo cho bạn sự tự tin, giảm thiểu các căng thẳng trong công việc. Biết cách tập trung vào những yếu tố trọng tâm. Giúp kiểm soát tốt được mọi tình huống. Nó cũng là biểu hiện rõ nét cho khả năng và đặc điểm của một người đứng đầu. Có thể kể đến như:
- Khả năng nhận thức và suy nghĩ rõ ràng, mạch lạc.
- Sự can đảm, quyết đoán, tự tin và sự nhạy cảm trong việc xử lý các tình huống khó khăn.
- Tập trung cao độ vào những vấn đề trọng tâm và cần ưu tiên.
- Tràn đầy năng lượng và đam mê.
- Bình tĩnh khi ứng phó với mọi thay đổi.
- Tạo sự cởi mở và sẵn sàng xem xét, chấp nhận các cơ hội mới.
- Tin tưởng vào quan điểm của bản thân.
➤ Phong thái lãnh đạo được tỏa sáng nhất khi bạn có sự chủ động trong công việc. Đó cũng là lý do Tại sao cần phần mềm quản lý bán hàng trong điều hành kinh doanh. Bởi nó sẽ cho bạn sự kiểm soát về mọi mặt (kho, bán hàng, nhân viên, khách hàng, công nợ, lãi lỗ,..) tại mọi thời điểm, mọi không gian.
Cách cải thiện phong thái lãnh đạo
Bình tĩnh trước mọi khó khăn
Không ai có thể tránh được những sai lầm, nhưng đối với một nhà lãnh đạo giỏi, họ luôn biết cách bình tĩnh và kiểm soát mọi vấn đề. Tính nóng vội, lo sợ, mất tập trung chỉ khiến cho mọi chuyện trở nên rắc rối và đi vào bế tắc. Khi đã đi qua một vài biến cố, bạn sẽ hiểu được rằng, cần sức mạnh, kỹ năng và sự bình tĩnh để đối phó với khó khăn. Chúng ta có thể không kiểm soát hết được vấn đề, nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát cách mà bản thân phản ứng lại với nó.
Phong thái lãnh đạo quyết đoán
Mọi người vẫn hay nhầm tưởng sự quyết đoán luôn đi liền với một nhà lãnh đạo độc tài và cứng nhắc. Nhưng thực tế, người quyết đoán là người biết bảo vệ quan điểm cá nhân dựa trên việc tiếp thu các ý kiến của người khác. Phong thái này giúp nhà lãnh đạo nắm bắt được cơ hội, chấp nhận các thử thách và sẵn sàng thoát khỏi vùng an toàn sẵn có để thử thách bản thân và học hỏi. Người quyết đoán luôn có khả năng nhìn xa trông rộng, họ bao quát được vấn đề, đo lường và dự đoán trước được kết quả trong tương lai.
Có nhiều cơ hội không quay lại lần thứ hay trong đời. Vì vậy tính quyết đoán đôi khi lại chính là chìa khóa mở ra các cơ hội cũng như thách thức với bạn.
➤ Đọc thêm: Có nên dùng Phần mềm bán hàng miễn phí cho shop kinh doanh? Mua phần mềm nào tốt giá rẻ?
Phong thái lãnh đạo trung thực
Trung thực được xem là yếu tố cốt lõi trong sự thành công của một doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo phải là đầu tàu gương mẫu xây dựng đức tính này cho tất cả mọi người. Nhân viên phải trung thực với cấp trên. Công ty phải trung thực với khách hàng. Có như vậy mới có thể xây dựng niềm tin, tạo thành khối liên kết vững vàng.
Sự trung thực cũng gắn liền với những thành công và thất bại. Bạn không cần phải tô son trát phấn lên sự thật chỉ để được người khác công nhận và ngưỡng mộ. Những thành quả giả như một ngôi nhà bằng giấy. Dễ xây dựng nhưng cũng dễ sụp đổ. Chỉ có sự phát triển bền vững mới có thể mãi trường tồn.
Rèn luyện tư duy và cảm xúc
Tư duy chính là bước nền cho mọi định hướng phát triển của doanh nghiệp. Mỗi người sẽ có một tư duy khác nhau. Chính vì vậy bạn có thể thấy, cùng một ngành cạnh tranh, mỗi công ty sẽ có một hướng đi riêng. Nó chỉ trùng lặp chỉ khi bị ăn cắp ý tưởng. Nói như vậy có nghĩa là tư duy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự thành bại của doanh nghiệp. Nó cũng chính là thước đo đánh giá khả năng lãnh đạo của mỗi người.
Trong khi đó, cảm xúc lại là yếu tố tác động trực tiếp tới mọi người xung quanh, thậm chí là cả không khí làm việc. Trong một môi trường tích cực, thân thiện và hòa đồng năng suất làm việc và khả năng cống hiến của nhân viên cao hơn hẳn khi phải chịu áp lực và gò bó. Nhìn nhận được điều này, nhà lãnh đạo cần phát triển tư duy cảm xúc của bản thân. Quan tâm đến nhu cầu và cảm xúc của người khác. Từ đó tạo ra một môi trường làm việc phù hợp và hiệu quả nhất.
Cải thiện kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp không chỉ được đánh giá qua cách truyền đạt nội dung thông thường. Đối với nhà lãnh đạo, nó còn được thể hiện qua giọng điệu, cách ra mệnh lệnh, quyết đoán và kể cả ngôn ngữ cơ thể. Thay vì soi xét quá nhiều, hãy mỉm cười, lắng nghe và giao tiếp với nhân viên. Bạn cũng cần phải biết khi nào nên ra mệnh lệnh, khi nào nên trao đổi thông thường. Đôi khi đừng quên pha thêm chút hài hước để mọi người có thể gắn kết, thấu hiểu và gần nhau hơn.
>>> Quản lý tin nhắn Facebook bằng phần mềm – Cách giữ chân khách hàng 24/7 ngay cả khi bạn đang ngủ!
Rèn luyện và trang bị một phong thái lãnh đạo phù hợp sẽ giúp bạn hình thành nên tinh thần, năng lực kiến tạo cho bản thân và toàn bộ tập thể. Từ đó luôn sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn, thử thách. Chúc các bạn sẽ trở thành một nhà lãnh đạo thành công.