Xử lý nhân viên chống đối cực hiệu quả trong vòng một nốt nhạc
Nhân viên cứng đầu, không tuân thủ luật lệ luôn là bài toán khó của nhiều nhà lãnh đạo. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất làm việc cũng như các mối liên hệ trong tập thể. Nếu bạn đang tìm phương án có thể xử lý nhân viên chống đối một cách hiệu quả. Vậy đừng bỏ qua bài viết sau đây.
Luôn giữ bình tĩnh
Nếu bạn là người dễ nóng giận, thì chắc chắn sẽ khó giữ được bình tĩnh khi gặp phải những nhân viên cứng đầu. Tuy nhiên, sự nóng nảy chỉ khiến cho mọi chuyện trở nên khó khăn và bế tắc. Tình huống này đòi hỏi người quản lý phải thực sự bình tĩnh, có khả năng kiềm chế cơn giận. Bởi vị trí của bạn không phải để cãi tay đôi với nhân viên. Hay việc la mắng nơi công sở chỉ làm cho sự uy nghiêm của bạn giảm đi. Đặc biệt, sẽ chẳng có giải pháp hiệu quả nào được tìm thấy khi nóng giận. Nếu không thể điều chỉnh cảm xúc ngay lúc đó, hãy rời đi và xử lý vấn đề sau khi bạn cảm thấy bản thân đã đủ bình tĩnh.
Đừng bỏ lỡ: Những ưu điểm của phần mềm quản lý bán hàng khiến nó xứng đáng trở thành người trợ thủ đắc lực cho nhà kinh doanh.
Tìm hiểu nguyên nhân của sự chống đối
Rất khó để bạn có thể đưa ra một quyết định đúng đắn khi bản thân không hiểu rõ ngọn ngành vấn đề. Thậm chí có thể phán đoán sai lệch khiến mọi chuyện rơi vào trạng thái căng thẳng. Nếu không thể tìm hiểu gián tiếp được nguyên nhân của sự chống đối. Vậy hãy trao đổi trực tiếp với nhân viên của bạn một cách cởi mở và chân thành. Có thể do một sự hiểu nhầm nào đó trong công việc, do bạn chưa quan tâm, đánh giá sai năng lực của nhân viên, hoặc tác nhân thứ 3 tác động,… Chỉ khi biết chính xác nguyên nhân thì chúng ta mới có hướng giải quyết vấn đề triệt để.
Đọc ngay cách quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả nhất bằng Abitstore
Thay đổi cách làm việc
Với những nhân viên có thái độ chống đối bạn không thể áp dụng cách quản lý thông thường. Hãy xem họ như những người cần chăm sóc đặc biệt để áp dụng cách lãnh đạo và cơ chế riêng. Họ thường có cá tính khá mạnh mẽ và rất thẳng thắn. Vậy hãy chọn những nhiệm vụ giúp nhóm đối tượng này phát huy hết được năng lực, sở trường. Để họ cảm thấy có hứng thú với công việc hơn, cũng như việc cống hiến được ghi nhận. Hãy hạn chế việc ra lệnh. Thay vào đó nên cùng nhau thảo luận về cách thực hiện. Nhằm mục đích khiến nhân viên nhìn ra được sự tôn trọng và tầm quan trọng của họ đối với nhiệm vụ được giao.
Rút ngắn khoảng cách với nhân viên
Nhầm tưởng mà nhiều nhà lãnh đạo hay mắc phải đó chính là tự tạo ra khoảng cách cấp bậc trong doanh nghiệp. Đôi khi, việc cố tỏ ra lạnh lùng, nghiêm nghị lại không thể hiện được quyền uy mà chỉ khiến nhân viên xa lánh sếp mình. Từ đó, họ sẽ không thể hiểu được những áp lực mà bạn phải chịu đựng. Ngược lại, bạn cũng không thể hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân viên. Hãy cởi mở hơn trong môi trường làm việc tập thể, để mọi người đồng cảm với nhau dễ dàng hơn. Chỉ khi nhân viên cảm nhận được những khó khăn mà bạn đang phải đối mặt, họ sẽ có cái nhìn thiện cảm với sếp của mình hơn. Thêm vào đó, khi xây dựng được mối quan hệ thân thiết, việc chống đối cũng sẽ được giảm dần.
Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về phần mềm quản lý bán hàng và những tính năng ưu việt giúp kiểm soát hiệu suất làm việc của nhân viên hiệu quả.
Dứt khoát trong cách làm việc
Đôi khi việc bạn tạo động lực cho nhân viên sẽ khiến họ nhầm tưởng về giá trị của bản thân đối với doanh nghiệp. Vì vậy bạn nên dứt khoát trong cách làm việc để họ hiểu chính xác về nhiệm vụ, vai trò và trách nhiệm của bản thân. Thể hiện được uy quyền của một nhà lãnh đạo. Đặc biệt với những nhân viên chống đối lại càng cần có những chế tài mạnh mẽ. Hãy đặt ra mức phạt phù hợp nếu họ không thực hiện đúng yêu cầu từ cấp trên.
Và để giúp quản lý công việc một cách khách quan và đúng đắn bạn nên áp dụng các giải pháp công nghệ vào quản lý. Thay vì cách quản lý truyền thống vẫn thường áp dụng thì với phần mềm quản lý Abit, mọi công việc sẽ được phân bổ rạch ròi, đồng thời chất lượng và hiệu quả công việc sẽ được báo cáo cụ thể chi tiết hai chiều. Giúp cả sếp và nhân viên điều có thể nắm bắt được. Từ đó tránh tình trạng căng thẳng giữa hai bên.
Để nhân viên ra đi nếu không thể thỏa hiệp
Nếu tất cả những phương án trên vẫn không thể thay đổi được nhân viên cố chấp. Vậy cách cuối cùng đó chính là để họ ra đi. Bởi một tập thể sẽ không cần những cá nhân không biết điều. Và trên cương vị là nhà quản lý bạn cũng đã trao cho họ không ít cơ hội. Bộ máy sẽ không thể hoạt động một cách hiệu quả nếu có bất cứ bộ phận nào không chịu vận hành. Để những cá nhân không hợp tác ra đi là quyết định sáng suốt lúc này. Bởi bạn cần dành thời gian cho nhiều nhiệm vụ khác hơn là đi làm vừa lòng nhân viên cố chấp của mình.
Tìm hiểu thêm: Cách quản lý nhân viên cứng đầu “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”
Quản lý nhân sự chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Hy vọng với những chia sẻ về cách xử lý nhân viên chống đối trên đây sẽ giúp ích được cho bạn. Chúc bạn trở thành một nhà quản lý giỏi trong mắt nhân viên của mình.