Tiếp thị lại là gì? Làm thế nào để quảng cáo tiếp thị lại hiệu quả
Hình thức tiếp thị lại nhằm mục đích tiếp cận và gia tăng doanh số bán hàng cho các doanh nghiệp. Vậy tiếp thị lại là gì? Quy trình thực hiện như nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời cụ thể và xác đáng nhất.
Tiếp thị lại là gì?
Tiếp thị lại là một phương thức quảng cáo remarketing mới được hiển thị cho những người dùng truy cập vào trang web của bạn nhưng không hoàn tất các thao tác mà bạn mong muốn. Đồng thời nó còn quảng cáo lại những sản phẩm mà khách hàng đã từng xem khi truy cập trang web của bạn bằng hình thức tiếp thị lại trên mạng tìm kiếm.
Trước đây, Google không hề cho phép các thiết bị được tương tác với nhau khi tiến hành Retargeting. Gần đây thì Google đang cân nhắc mở rộng chính sách quảng cáo tiếp thị lại trên nhiều thiết bị nhằm mục đích mở rộng sự tương tác giữa các thiết bị remarketing cho mạng hiển thị của google.
♦ Tiết lộ thêm: Cách quản lý bán hàng online hiệu quả, chốt sale “ầm ầm”
Tạo chiến dịch tiếp thị lại trên Google
Quảng cáo tiếp thị lại trên Google được hiểu là một hình thức quảng cáo được google cho phép các doanh nghiệp tiếp cận và quảng bá sản phẩm lại cho những khách hàng tiềm năng nhất của mình, những người mà họ đã từng truy cập vào website doanh nghiệp, dù chưa thật sự quan tâm đến sản phẩm nhưng họ vẫn chưa có thao tác cụ thể nào.
Lý do bạn nên sử dụng quảng cáo tiếp thị lại của Google?
- Google cung cấp cho bạn những tùy chỉnh và thiết lập để quảng cáo hiệu quả hơn
- Quảng cáo tiếp thị lại hướng đến những khách hàng tiềm năng nhất.
- Quảng cáo được hiển thị rộng khắp và có chiều sâu, mang tính rộng rãi và phổ biến.
- Điều chỉnh một cách linh hoạt sao cho phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp.
- Các định dạng quảng cáo dùng trong tiếp thị lại cũng rất dễ dàng.
Các bước tạo chiến dịch tiếp thị lại Google
Với mỗi một hình thức quảng cáo cũng đều cần những cách thức vận hành khác nhau nhằm đem lại hiệu quả quảng cáo lên mức cao nhất, quảng cáo tiếp thị lại cũng thế. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu các cách tạo chiến dịch tiếp thị lại google nhé.
Bước 1: Sử dụng tần số Caps
Dù trong các trường hợp khách hàng đã từng truy cập và website một vài lần gì đó bạn cũng đừng vội nghĩ đó là những khách hàng tiềm năng bởi vì chưa chắc họ đã cảm thấy thích thú với những quảng cáo đi theo họ sau những lần truy cập đó.
Tần số caps được sử dụng nhằm hạn chế số lần người dùng nhìn thấy quảng cáo sau thẻ gắn.
Bước 2: Nhắm lại mục tiêu khách hàng
Các đối tượng quảng cáo vẫn còn là điểm hạn chế đối với các doanh nghiệp. Chính vì vậy khả năng kết hợp giữa doanh nghiệp và đơn vị quảng cáo. Từ đó nhắm đúng khách hàng mục tiêu mà mình muốn hướng tới. Bởi chỉ có xác định đúng được đối tượng khách hàng thì chiến dịch quảng cáo mới thật sự phát huy được tác dụng của nó.
Xem thêm bài viết: 5 bước hiệu quả để xác định khách hàng mục tiêu cho doanh nghiệp
Bước 3: Tối ưu hóa chiến lược google remarketing với banner có sức hút
Tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo là điều đầu tiên bạn cần phải kể đến banner, banner quảng cáo sao cho đẹp mắt, thu hút người nhìn, sao cho bắt mắt sẽ là yếu tố cần được quan tâm. Một banner đủ sức hút với người xem sẽ là một yếu tố quyết định góp phần tạo nên sự thành công của một chiến dịch.
Bước 4: Triển khai chiến dịch quảng cáo tiếp thị lại
Quảng cáo tiếp thị lại sẽ giúp doanh nghiệp của bạn thực hiện hoàn hảo mục tiêu và đưa ra những thông điệp quảng cáo đến đúng khách hàng, đúng thời điểm. Cùng bắt đầu triển khai chiến dịch tiếp cận lại với những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp
Cách chạy quảng cáo bám đuổi trên facebook
Khi bạn lang thang trên internet hay lướt new facebook, bạn đều vô tình được “nhắc nhở” về món đồ khuyến mãi đang chờ đợi bạn thanh toán nó làm bạn thấy tò mò và muốn click vào xem. Vì nhu cầu đã xuất hiện, sản phẩm của bạn sẽ bám đuổi và “ghim chặt” vào mọi bước chân khách hàng. Chắc chắn sẽ đến lúc họ phải click vào nút MUA!
Bước 1. Tạo cho mình một tài khoản quảng cáo Facebook
Remarketing cũng là 1 hình thức quảng cáo tiếp cận khách hàng. Vì vậy, muốn bám đuổi khách hàng trước tiên bạn cần lập tài khoản quảng cáo Facebook cho doanh nghiệp và bạn là người quản lý nó.
Bước 2. Dán mã Facebook Pixel vào website / landing page.
Sau khi đã có tài khoản Business, bạn sẽ cần tới Pixel. Đây chính là công cụ theo chân khách hàng và báo các event về để bạn theo dõi.
– Để bắt đầu, bạn chọn Pixels tab trong mục Event Manager.
– Chọn tạo Pixel để nhận mã Pixel. Copy đoạn mã này để chèn vào thẻ <head> trên website
Bước 3: Tạo tệp khách hàng sẽ remarketing
Khi tạo tệp đối tượng, bạn hình dung và đặt mục tiêu luôn cho chiến dịch quảng cáo của mình. Cách làm như sau:
– Tại phần Ads Manager (Trình quản lý quảng cáo) -> Chọn Audience (Đối tượng)
– Chọn Custom Audience ( Đối tượng tùy chỉnh) -> Traffic web ( Lưu lượng truy cập website) hoặc Lead Ads/ Fanpage.
Bạn đã biết: Làm sao để quản lý fanpage hiệu quả với các nguồn lực và chi phí hạn hẹp?
Chính bởi vậy, thay vì cố gắng quản lý những số liệu vĩ mô, vi mô ở cấp độ nền tảng,vì thế giới quảng cáo nên tập trung xây dựng những chiến lược khai thác thông tin từ người dùng một cách tối ưu nhất, qua đó đưa ra kế hoạch “tiếp thị lại” hiệu quả và phù hợp nhất cho chiến dịch kinh doanh của mình.
Tìm hiểu thêm:
Phần mềm bán hàng online trên Facebook tốt nhất 2021