Làm sếp cô đơn – Cuộc chiến giữa danh vọng và sự cô độc
Trong mắt mọi người, nhà lãnh đạo luôn gắn liền với tiền tài, danh vọng, vị thế và sự hoàn hảo. Đây cũng là ước mơ của hàng ngàn người, thậm chí họ phải dành cả đời để phấn đấu. Thế nhưng thực tế lại không phải lúc nào cũng “đẹp” được như vậy. Thực chất, làm sếp cô đơn và phải chịu áp lực, gánh trọng trách vô cùng lớn.
Là người quản lý hàng chục, hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn người, luôn nhận được hậu thuẫn và góp sức từ nhân viên. Vậy tại sao lại nói “làm sếp cô đơn”? Nếu còn thắc mắc về vấn đề này, bài viết sau đây sẽ đưa ra những lý do giúp bạn hiểu rõ hơn về góc khuất sau ánh hào quang của một nhà lãnh đạo.
Không thể làm hài lòng tất cả mọi người
Trên cương vị là người điều hành một tập thể, sẽ rất tốt nếu bạn có thể khiến cả nhóm cảm thấy thoải mái, thư giãn và vui vẻ. Tuy nhiên, điều này dễ khiến cho nhân viên mất dần tính tự giác, nghiêm túc, làm trì trệ cả một hệ thống. Quan trọng hơn, chúng ta sẽ không thể phát triển và trưởng thành được nếu như không có sự thúc đẩy. Và bạn chính là người phải thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy nhân viên của mình.
Nếu không đặt ra kỳ vọng cụ thể, đẩy nhân viên ra khỏi vùng an toàn vốn có của họ, khiến mọi người có trách nhiệm hơn trong công việc thì bạn đang dần trở thành một người lãnh đạo thất bại. Thay vào đó, hãy tạo ra những cú hích, những thử thách, cơ hội giúp nhân viên phát triển. Và dĩ nhiên, lúc này bạn phải chấp nhận đóng vai một vị sếp “ác”, khắt khe, đôi khi sẽ bị mọi người ghét bỏ.
Xem thêm: 5 kỹ năng làm sếp của những kẻ thông minh khiến nhân viên nể phục.
Đảm nhận trọng trách của người dẫn đầu
Bạn đã sai nếu nghĩ sếp là người ngồi một chỗ chỉ tay năm ngón, nhân viên sẽ phục tùng và hoàn thành mọi nhiệm vụ. Thực tế, doanh nghiệp không phải lúc nào cũng mạnh, có lúc công việc kinh doanh gặp sự cố, không như mong muốn, vô vàn khó khăn xuất hiện. Lúc này, vai trò của nhà lãnh đạo vô cùng quan trọng. Họ giống như vị thuyền trưởng bắt buộc phải đưa con tàu đi đúng hướng bằng mọi giá.
Trong hoàn cảnh khó khăn, sếp không chỉ là người chỉ đạo mà còn phải vực dậy tinh thần cho cả tập thể, khiến nhân viên không nản lòng, nhụt chí. Bên cạnh đó còn phải tạo động lực để họ “chiến đấu” hết mình, cố gắng hết sức. Thế nhưng ai sẽ là người động viên, khích lệ sếp? Rất khó để tìm được một người san sẻ gánh nặng về mặt tinh thần. Bởi nhà lãnh đạo như cánh chim đầu đàn, chỉ cần chút dấu hiệu bất ổn sẽ khiến cả tập thể hoang mang. Vì vậy, họ phải chấp nhận tự chịu đựng những áp lực từ công việc và cuộc sống.
Click xem ngay: Phần mềm bán hàng tốt nhất hiện nay – Giải pháp giúp bạn xử lý công việc, quản lý kinh doanh toàn diện.
Khoảng cách địa vị
Thực tế cho thấy, chênh lệch tiền lương cũng như khoảng cách giàu – nghèo đã tạo nên một bức tường vô hình giữa sếp và nhân viên. Đó là lý do tại sao họ sẵn sàng hẹn hò hay rủ nhau đi shopping, ăn uống để tán gẫu mà chẳng hề í ới với sếp của mình. Sự tự tin của họ là khi bước vào cửa hàng giá bình dân là được mua sắm thoải mái phù hợp với túi tiền chứ không phải những lời chê bai “hàng rẻ tiền” từ một vị sếp sang trọng, chỉ sử dụng hàng hiệu đắt đỏ.
Chính vì vậy, sếp luôn được gạch tên mỗi khi nhân viên tổ chức hoạt động ngoài lề. Và đương nhiên chủ đề bàn tán về sếp luôn thu hút sự chú ý của mỗi người nhân viên khiến câu chuyện trở nên khoái chí sau lưng.
Không thể trở thành bạn của nhân viên
Làm sếp cũng giống như làm cha mẹ. Vì vậy, nếu cha mẹ yêu chiều con cái đến nỗi cho chúng bất kì thứ gì chỉ cần nó muốn, thì qua thời gian bạn sẽ làm hư chúng với những món quà. Bởi vậy, làm cha mẹ không phải trò đùa, đó là việc nuôi dưỡng con bạn trở thành một người tự lập, vững vàng được tôn trọng và thành công trong tương lai. Điều này đòi hỏi tính kỷ luật, sự cống hiến và những quyết định khó khăn.
Nếu bạn muốn những điều tốt nhất cho con mình, bạn cần hành xử như bậc cha mẹ trước và như một người bạn sau. Trên cương vị người sếp cũng vậy, bạn không thể quản lý nhân viên của mình nếu xem họ như những người bạn. Chính vì vậy không hề sai khi nói làm sếp cô đơn, bởi không được làm bạn với nhân viên của mình.
Click xem ngay: Có nên dùng phần mềm quản lý bán hàng cho hoạt động kinh doanh của bạn?
Làm sếp thì buộc phải chấp nhận cô đơn
Mọi người luôn luôn bàn tán về sếp của mình như hình kim tự tháp, nơi một vị vua ngồi lên đỉnh cao và được hỗ trợ và lấy lòng bởi những nhân viên cấp dưới. Tuy nhiên, mô hình lãnh đạo này không được vận hành như vậy, mà hoàn toàn ngược lại. Toàn bộ tổ chức sẽ dựa vào người dẫn đầu duy nhất để nhận được sự hỗ trợ cho những nỗ lực của họ.
Thực tế là làm sếp phải chịu cô đơn, bởi bạn bị mặc định không được mời trong những party của nhân viên. Làm lãnh đạo có nghĩa là đặt nhân viên lên trước bản thân mình và đặt tập thể lên trước mọi người. Điều này đòi hỏi tính kỷ luật, sự hi sinh và lòng can đảm.
Trên đây là những lý do giải thích cho câu nói “làm sếp cô đơn”. Ai cũng biết cảm giác cô đơn gây phiền toái cho con người, nhưng không phải vị sếp nào cũng tìm cách thoát ra được. Những lúc cô đơn như vậy hãy nhấc máy lên và đừng ngại gọi cho người thân nhé, bởi “mái nhà là bến đỗ bình yên nhất cho mọi người”. Và hãy tiếp tục công việc của mình vì mục tiêu chung nhé!