Cẩm nang làm sếp – giành cho những ai đang dậm chân tại chỗ

25/04/2022 1841

Làm việc cần mẫn không quan tâm là 8 tiếng hay 12 tiếng, không biết đến ngày nghỉ nhưng sự nghiệp vẫn dậm chân tại chỗ. Đây là lý do mà những người làm sếp cần một cú trở mình, một cuộc cải cách trong tư tưởng cũng như hành động. Cẩm nang làm sếp sau đây chắc chắn sẽ giúp bạn làm được điều đó.

Trở thành người dẫn đường thay vì làm ông chủ

Lãnh đạo là người định hướng đi cho một tập thể, giống như chiếc kim la bàn dẫn dắt con thuyền vượt trên đại dương. Chính vì thế mà đòi hỏi bạn phải có một cái đầu lạnh và quyết đoán để đương đầu với khó khăn. Nhưng không vì thế mà bỏ qua nhân viên của mình. Bởi họ chính là từng mắt xích nhỏ giúp cho toàn hệ thống vận hành trơn tru.

Một người sếp tốt là người biết tạo cho nhân viên của mình những cơ hội. Đôi khi phải đóng vai độc tài để đẩy họ ra ngoài vùng an toàn, đương đầu với thử thách mới. Nhằm thu về kinh nghiệm xương máu. Cũng có lúc phải cởi bỏ quyền năng, quên đi mình là ông chủ để hòa nhập với tập thể. Thấu hiểu nhân viên, từ đó biết ai mạnh điểm nào, ai phù hợp với vị trí gì. Chỉ khi mọi thứ vào đúng guồng của nó, mới có thể đạt được hiệu quả cao nhất.

Trở thành người dẫn đường thay vì làm ông chủ
Trở thành người dẫn đường thay vì làm ông chủ

Biết cách truyền cảm hứng

Không phải ai cũng luôn tràn đầy 100% tinh thần làm việc. Ai cũng có áp lực từ cuộc sống, gia đình và các mối quan hệ. Vai trò của người làm sếp là phải nhanh nhạy và tinh tế nhìn ra được những vấn đề đó. Tìm ra giải pháp khích lệ hứng thú làm việc cho mọi người. Để làm được điều này, chính bạn phải trở thành tấm gương trước tiên. Dù cho hôm qua có áp lực, mệt mỏi như thế nào, cũng phải xuất hiện với phong thái tích cực, tràn đầy tự tin. Như thế mới có thể truyền cảm hứng cho nhân viên làm việc.

Cẩm nang làm sếp : Biết cách truyền cảm hứng
Cẩm nang làm sếp : Biết cách truyền cảm hứng

Hiểu rõ vai trò và sứ mệnh của bản thân

Ở cương vị là nhân viên, chắc chẳng bao giờ họ nghĩ tới việc mình đại diện cho điều gì. Nhưng với người lãnh đạo câu chuyện lại khác hoàn toàn. Từ việc thấm nhuần vai trò của bản thân đối với doanh nghiệp cho đến sứ mệnh phát triển. Kéo theo đó là một chuỗi những nguyên tắc mà người làm sếp phải khắc cốt ghi tâm và tuân thủ theo. Có thể kể đến như: Công tâm trong công việc, sẵn sàng chịu trách nhiệm, truyền cảm hứng và thúc đẩy mục tiêu chung, không lạm dụng quyền hành, cố gắng vì sự phát triển của tập thể,…

Hiểu rõ vai trò và sứ mệnh của bản thân
Hiểu rõ vai trò và sứ mệnh của bản thân

Có khả năng đảm nhiệm nhiều công việc cùng lúc

Khả năng xử lý nhiều công việc cùng lúc là yếu tố bắt buộc phải có của nhà lãnh đạo. Đồng nghĩa với việc khả năng quản lý thời gian vô cùng nhạy bén. Bạn phải biết vấn đề nào cần được ưu tiên, vấn đề nào có thể xử lý sau. Và trong những tình huống căng thẳng phải khéo léo giải quyết sao cho vừa hợp tình hợp lý, vừa không ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả công việc.

Tiến độ công việc là mục không thể bỏ qua hay lơ là. Người làm sếp luôn luôn phải tự tạo ra deadline cho bản thân. Ép mình vào khuôn khổ để hoàn thành công việc đúng thời hạn. Và một phần mềm bán hàng tốt nhất sẽ là công cụ hỗ trợ sếp xử lý công việc nhanh chóng hiệu quả, chuyên nghiệp.

Kỹ năng làm sếp: đảm nhiệm nhiều công việc cùng lúc
Kỹ năng làm sếp: đảm nhiệm nhiều công việc cùng lúc

Không thể thiếu tham vọng

Lãnh đạo đi liền với tham vọng, chỉ khi có tham vọng mới có thể tìm ra hướng đi phát triển. Nếu luôn cảm thấy bằng lòng với thực tại, chắc chắn bạn sẽ mãi dậm chân tại chỗ mà thôi. Đây chính là cuộc đua mà đường đua được tính bằng năm tháng chứ không phải độ dài rộng. Khi đã chạy phải có quyết tâm, bền bỉ và sự kiên nhẫn. Đôi khi còn đánh đổi bằng cả xương máu và những thất bại.

Kỹ năng làm sếp: Không thể thiếu tham vọng
Kỹ năng làm sếp: Không thể thiếu tham vọng

Biết cách đánh giá chi tiết

Nghe có vẻ vô lý, bởi làm sếp thì cần bao quát, soi xét chi tiết làm gì để trở thành người độc tài trong mắt nhân viên. Nhưng trên thực tế, việc đánh giá chi tiết mới có thể nhìn ra cái cốt lõi để thấu hiểu mọi người. Từ đó nhìn nhận vấn đề một cách khách quan nhất và tìm ra giải pháp phù hợp nhất.

Thêm vào đó, bản năng của con người là nếu không hiểu bề mặt thì phải đào sâu. Mà càng đào sâu thì khả năng tìm ra điểm mạnh hoặc lỗ hổng càng lớn. Đây là cách mà sếp thể hiện sự quan tâm của mình tới nhân viên cũng như trách nhiệm trong công việc. Nhưng bạn phải làm thật khéo léo. Ranh giới giữa quan tâm và soi xét thực sự rất mong manh.

Biết cách đánh giá chi tiết
Biết cách đánh giá chi tiết

Làm sếp không phải chuyện ngày một ngày hai là được. Nó đòi hỏi bạn phải đầu tư rất nhiều thời gian và tâm huyết. Hy vọng những cẩm nang mà bài viết vừa cung cấp có thể giúp ích cho bạn trong hành trình làm sếp của mình.

Tìm hiểu thêm:

Phần mềm quản lý đơn hàng

Phần mềm bán hàng miễn phí

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

Chia sẻ “cẩm nang” kinh doanh quán ăn sáng giúp bạn thành công

Chia sẻ “cẩm nang” kinh doanh quán ăn sáng giúp bạn thành công

18/05/2020 3797

Bạn đang có một dự định đầu tư và khởi nghiệp với ý tưởng mở quán ăn sáng? Nhưng lại chưa biết bắt đầu từ đâu và phải làm như thế nào? Vậy hãy tham khảo những kinh nghiệm và…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot