Làm sếp như thế nào để luôn được nhân viên yêu quý, tôn trọng?

25/04/2022 1498

Với vai trò là nhà lãnh đạo, ai cũng muốn mình sẽ trở thành một người hoàn hảo, một vị sếp được lòng nhân viên và có hình ảnh tích cực trong mắt mọi người. Vậy làm sếp như thế nào để được nhân viên yêu quý? 

Một môi trường làm việc lý tưởng không chỉ là nơi có văn hóa phù hợp, phúc lợi hấp dẫn, đồng nghiệp hòa đồng mà nhân viên còn cần cảm thấy được quan tâm, tôn trọng từ cấp trên. Vì vậy, bạn có thể dựa vào những tiêu chuẩn đó để trở thành một người sếp mẫu mực, được nhân viên yêu quý và đặc biệt là tạo được động lực làm việc, nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp. Một số yếu tố được đề cập trong bài viết sau đây chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn.

Đừng quá nghiêm túc

Không thể phủ nhận, công ty là một môi trường làm việc nề nếp, có kỷ cương, phân chia quyền lợi rõ ràng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên có những kế hoạch khiến doanh nghiệp trở nên vui vẻ, tươi mới để mọi người có một tinh thần thoải mái để làm việc. Chỉ vài hành động nhỏ như chào hỏi và cười tươi khi tới văn phòng, kể một câu chuyện hài hước sau buổi hop căng thẳng hay một buổi dã ngoại khi khối lượng công việc không quá nhiều,…

Nên nhớ, đây là doanh nghiệp với sự trao đổi bình đẳng giữa hai bên: Người lao động và người sử dụng lao động. Chứ không phải là trong quân ngũ hay doanh trại. Hãy giúp nhân viên làm việc chăm chỉ hơn với phong thái tự tin và tràn đầy năng lượng.

Xem thêm: Nghệ thuật làm sếp và cách quản lý nhân sự hiệu quả ít người biết.

Làm sếp không nên quá nghiêm khắc
Làm sếp không nên quá nghiêm khắc

Thận trọng trong việc khen – chê, thưởng – phạt

Là một nhà lãnh đạo, chắc chắn bạn sẽ thấy rõ lợi ích khi khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc. Nếu các khoản thưởng tạo ra được động lực tài chính thì lời khen chính là động lực thúc đẩy tinh thần làm việc hăng say hơn. Bạn có thể thực hiện theo nhiều cách khác nhau như tuyên dương trước công ty, tặng giấy khen, một khoản tiền hay đơn giản là câu nói “bạn làm tốt lắm”.

Tuy nhiên, khen –  chê, thưởng – phạt cũng cần có nghệ thuật. Nếu bạn chê nhân viên trực tiếp hay trước đám đông bằng những từ ngữ nặng nề sẽ khiến họ thấy áp lực, ấm ức, thậm chí là thù hận và từ bỏ công ty. Cách tốt nhất là hãy “vừa đấm vừa xoa” để họ biết được lỗi lầm mà không bị tổn thương, biết sửa chữa sai lầm.

Click xem ngay: Phần mềm quản lý bán hàng là gì? Tại sao lại nói đây là người trợ thủ đắc lực của nhà lãnh đạo.

Thận trọng trong việc khen - chê, thưởng - phạt
Thận trọng trong việc khen – chê, thưởng – phạt

Kiểm soát, theo dõi và khích lệ

Theo dõi và kiểm soát giúp bạn đo lường chính xác hiệu quả làm việc của từng nhân viên. Chẳng hạn như: Tần suất làm việc, kết quả của từng khâu, từng bộ phận/nhóm nhân viên/cá nhân, KPI, thời gian nghỉ, hiệu quả đào tạo nhân viên,… Theo dõi càng chặt chẽ thì càng hiểu rõ tình hình hoạt động trong hệ thống nhân sự của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra quyết định đúng đắn để khích lệ nhân viên. Lưu ý, bạn phải phân biệt rõ ràng giữa kiểm soát và theo dõi. Tránh tình trạng quản lý quá chặt chẽ khiến mọi người khó chịu, áp lực.

Bên cạnh đó, việc khích lệ đúng lúc sẽ giúp nhân viên có phong độ tốt để quay trở lại làm việc. Còn với những cá nhân đạt hoặc vượt mục tiêu, cần khích lệ thường xuyên để họ tự phá vỡ giới hạn của bản thân, lập kỷ lục mới trong công việc. Đây là giải pháp vô cùng hiệu quả giúp nhân viên có tinh thần tốt hơn và đặc biệt là chiến được sự yêu quý của họ.

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm quản lý bán hàng – Công cụ giúp kiểm soát hoạt động kinh doanh, theo dõi, đánh giá năng suất làm việc của nhân viên hiệu quả nhất.

Làm sếp như thế nào để nhân viên có động lực làm việc
Làm sếp như thế nào để nhân viên có động lực làm việc

Công bằng ngay thẳng với tất cả mọi người

Công bằng không có nghĩa là tất cả nhân viên đều được đối xử như nhau. Mà nó có nghĩa là chế độ khen thưởng và xử phạt đều phải rõ ràng và công tâm. Muốn là một vị lãnh đạo được nhân viên yêu quý bạn cần đặt đức tính này lên hàng đầu. Bởi để được các nhân viên tin tưởng và nghe theo, bạn luôn phải nói sự thật và xử sự với mọi người một cách công bằng và ngay thẳng.

Hãy nhớ luôn tôn trọng nhân viên từ vị trí thấp đến cao và đối xử một cách công bằng. Đối với những cá nhân có thành tích xuất sắc hãy tuyên dương và khen thưởng. Ngược lại với nhân viên yếu kém bạn cũng phải có hình phạt phù hợp để tránh nảy sinh đố kỵ giữa các nhân viên với nhau. Sự công bằng và ngay thẳng là biện pháp hiệu quả giúp nhân viên yêu quý và tôn trọng bạn hơn.

Công bằng ngay thẳng với tất cả mọi người
Công bằng ngay thẳng với tất cả mọi người

Qua những chia sẻ trên bạn đã biết cách làm sếp như thế nào để được nhân viên yêu quý rồi chứ. Để trở thành người sếp được nhân viên yêu quý không phải là chuyện có thể làm trong ngày một, ngày hai. Mà nó là cả một quá trình dài gây dựng lòng tin của người lãnh đạo. Chúc các bạn thành công.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

Los AngelesChủ đề hot