Nguyên tắc vàng trong cách ứng xử của cấp dưới với cấp trên

25/04/2022 4244

Sử dụng văn hóa ứng xử cũng là một phương pháp hiệu quả để bạn có thể ghi điểm với sếp. Nhưng không phải ai cũng biết cách tạo được ấn tượng tốt. Nếu vẫn còn chưa biết phải làm như thế nào, hãy bỏ túi ngay những nguyên tắc vàng ứng xử của cấp dưới với cấp trên sau đây. Chắc chắn nó sẽ có ích với bạn.

Cẩn trọng trong giao tiếp

Chìa khóa để giao tiếp thành công đó chính là biết đối phương muốn gì, thích nói về chủ đề gì? Từ đó bạn sẽ tìm ra phong cách phù hợp để có thể nhanh lấy được thiện cảm từ người đối diện. Và sếp cũng không ngoại lệ, hãy chú ý, quan sát cách họ giao tiếp với mọi, điều hành một cuộc họp, làm việc với đối tác, khách hàng,… Chẳng hạn sếp thích nói chuyện thẳng thắn hay dí dỏm, hài hước, thích làm việc trực tiếp hay qua điện thoại, email, thích trình bày chi tiết hay tóm tắt, ngắn gọn…

Giao tiếp không chỉ đơn thuần là một cuộc hội thoại qua lại. Thực tế nó thể hiện rất nhiều khía cạnh của con người. Chẳng hạn như qua việc giao tiếp sếp có thể đánh giá được độ nhạy bén, sáng suốt, khả năng ra quyết định hay năng lực chuyên môn của bạn. Vì vậy, tốt nhất bạn nên chuẩn bị trước câu trả lời cho những tình huống có thể xảy ra. Đặc biệt, thời gian, địa điểm giao tiếp cũng vô cùng quan trọng. Bạn nên tránh những lúc sếp đang bực tức, khó chịu. Hoặc không nên thảo luận những vấn đề cá nhân ở nơi đông người.

Nguyên tắc vàng trong cách ứng xử của cấp dưới với cấp trên
Nguyên tắc vàng trong cách ứng xử của cấp dưới với cấp trên

♦ Tìm hiểu thêm: Những lý do không nên lựa chọn phần mềm bán hàng miễn phí vô thời hạn

Luôn giữ bình tĩnh

Mâu thuẫn không bỏ qua bất cứ ai, kể cả trong mối quan hệ giữa nhân viên và lãnh đạo. Nhưng luôn phải nhớ rằng, công sở là nơi không nên để cảm xúc chi phối. Bởi vậy, dù là vấn đề gì, xích mích có căng thẳng tới mức nào thì cũng phải luôn giữ được bình tĩnh. Vấn đề chỉ có thể được giải quyết khi bạn giữ cái đầu lạnh và suy nghĩ thấu đáo. Việc tỏ thái độ hay chống đối lại sếp chỉ khiến cho tình hình trở nên xấu đi mà thôi.

Khi ở đỉnh điểm của mâu thuẫn, chúng ta thường bị cảm xúc lấn át lý trí. Hãy cố kìm nén, thậm chí bạn có thể dừng lại, xin phép ra ngoài để có thể lấy lại bình tĩnh. Ngồi lại nhìn nhận vấn đề thật kỹ càng thêm một lần nữa trước khi phát ngôn hay ra quyết định gì.

Luôn giữ bình tĩnh
Luôn giữ bình tĩnh

Biết cách lắng nghe và sẵn sàng tiếp thu

Lắng nghe cũng là một kỹ năng cực kỳ quan trọng trong cách ứng xử nơi công sở. Đôi khi, thay vì suy nghĩ xem mình phải nói gì, hãy chú ý tới những gì cấp trên muốn truyền tải. Thể hiện thái độ chăm chú và tự nguyện lắng nghe. Bởi qua đó bạn có thể hiểu hơn về tính cách, con người của sếp. Thậm chí là nhận được những bài học kinh nghiệm quý giá từ họ.

Khi được giao việc, trong một cuộc họp hay đơn giản là cuộc trao đổi ngắn, bạn nên có những cuốn sổ nhỏ để ghi chép lại những ý quan trọng. Hành động này tuy nhỏ nhưng lại ghi điểm rất tốt trong lòng sếp. Họ sẽ đánh giá bạn là người cẩn thận, sẵn sàng tiếp thu.

Biết cách lắng nghe và sẵn sàng tiếp thu
Biết cách lắng nghe và sẵn sàng tiếp thu

♦ Tìm hiểu thêm: Review phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay

Góp ý thay vì khuyên răn

Không ai lại muốn mình là một kẻ bại trận. Nhưng trong nhiều trường hợp, việc thất bại, gặp rủi ro là điều khó tránh khỏi. Vì vậy khi thảo luận về một sự cố nào đó, bạn nên tránh đề cập tới những câu dạng khuyên răn, phê bình để cấp trên cảm thấy mình đã sai. Việc này sẽ tác động trực tiếp tới lòng tự ái và cái tôi cá nhân của họ.

Tốt nhất, nếu bạn không tin rằng họ đủ khả năng để giải quyết vấn đề. Vậy hãy tìm thời gian thích hợp để đưa ra những góp ý chân thành. Đừng cố khơi gợi lại nỗi đau bằng cách nhắc tới sai lầm của họ. Một vài lời động viên, khích lệ sếp sẽ là giải pháp an toàn và hiệu quả lúc này.

Góp ý thay vì khuyên răn
Góp ý thay vì khuyên răn

Chịu đựng những buổi nói chuyện căng thẳng

Môi trường công sở đòi hỏi bạn phải làm quen và thích nghi dần với những buổi nói chuyện căng thẳng. Nó có thể kéo dài hàng tiếng đồng hồ chỉ để tìm ra giải pháp cho một vấn đề. Cuộc trao đổi của cấp trên có thể không theo bất cứ trình tự logic nào cả. Thậm chí họ có thể nổi nóng, cáu gắt, quát tháo trong suốt buổi họp. Lúc này, ngoài việc tham gia đóng góp ý kiến, bạn nên là một thính giả kiên nhẫn. Hạn chế những hành động, lời nói không cần thiết để không đổ thêm dầu vào lửa.

Chịu đựng những buổi nói chuyện căng thẳng

♦ Tìm hiểu thêm: Lý giải nguyên nhân vì sao nhân viên sợ sếp như sợ cọp

Đừng quên trang bị cho mình những nguyên tắc vàng trong văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên. Hy vọng những nội dung được chia sẻ trong bài viết có thể mang lại những thông tin hữu ích cho bạn. Chúc các bạn thành công.

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐA KÊNH (FANPAGE, SÀN TMĐT), QUẢN LÝ TỒN KHO.

btn

nguồn hàng tạp hóa hải phòng

Cách tìm nguồn hàng tạp hóa tại Hải Phòng hàng tốt – giá hời

25/05/2020 6151

Mở cửa hàng tạp hóa đang là xu hướng kinh doanh được nhiều người lựa chọn bởi thị trường vô cùng tiềm năng. Tuy nhiên không phải ai cũng tìm được nguồn hàng tốt, giá hời để kinh doanh hiệu…

banner sidebar right
Los AngelesChủ đề hot