Mô hình kinh doanh là gì? Các yếu tố cấu thành mô hình kinh doanh
Một mô hình kinh doanh nếu thiết kế tốt sẽ tác động rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy mô hình kinh doanh là gì mà có ý nghĩa to lớn như thế? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.
1. Khái niệm Mô hình kinh doanh
Mô hình kinh doanh (Business Model) là một thuật ngữ về kinh tế, khá trừu tượng và mang nhiều nghĩa khác nhau.
Nó có thể là một văn bản sắp xếp các kế hoạch phát triển của tổ chức, công ty hay doanh nghiệp trong tương lai. Có thể hiểu đơn giản rằng: “Mô hình kinh doanh là bản kế hoạch để sinh doanh thu và lợi nhuận”.
Trong doanh nghiệp, mô hình này là một bản kế hoạch hay một hình mẫu mô tả cách doanh nghiệp đó cạnh tranh, sử dụng các nguồn lực, các quan hệ và lợi nhuận như thế nào để tồn tại và phát triển.
Tóm lại, tất cả khái niệm về Mô hình kinh doanh đều có chung một nghĩa đó là bản kế hoạch kiếm tiền, phát triển và phát triển để kiếm thêm nhiều tiền. Nó là tất cả những hướng đi mà chủ doanh nghiệp vạch ra để thực hiện. Từ đó mọi thành viên trong công ty, doanh nghiệp sẽ chung một suy nghĩ, hành động để hướng tới mục đích.
2. Các yếu tố cấu thành mô hình kinh doanh
Mô hình này có vai trò trung gian trong việc kết nối giữa hai lĩnh vực là đầu vào kĩ thuật và đầu ra kinh tế của một doanh nghiệp. Để thực hiện được điều đó, nó phải bao gồm 4 trụ cột với 9 yếu tố sau đây:
– Khu vực hoạt động: Hoạt động chính, mạng lưới đối tác và năng lực cạnh tranh cốt lõi
– Khu vực sản phẩm/Dịch vụ: Giá trị đề nghị
– Khu vực khách hàng: Khách hàng mục tiêu, quan hệ khách hàng và kênh phân phối
– Khu vực tài chính: cấu trúc chi phí và doanh thu
2.1. Khu vực hoạt động bao gồm 3 yếu tố: Các hoạt động chính, mạng lưới đối tác và các nguồn lực chính.
Các hoạt động chính: đây là những hoạt động chủ chốt mà doanh nghiệp cần triển khai trong quá trình phát triển. Doanh nghiệp có thể tự triển khai các hoạt động này hoặc thông qua mạng lưới đối tác khác.
Mạng lưới đối tác: bao gồm tất cả các tổ chức có quan hệ hợp tác với doanh nghiệp để chia sẻ, bổ sung và khuếch đại các nguồn lực của nhau, tạo ra năng lực cạnh tranh bổ sung mới.
Các nguồn lực chính: là khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng. Trong một lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp muốn thành công phải có một số năng lực cốt lõi nhất định, chính những nguồn lực này sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
>> Đọc thêm: Mở rộng quy mô kinh doanh dựa trên Nền tảng bán hàng đa kênh có phải lựa chọn tốt?
2.2. Khu vực sản phẩm/dịch vụ: Giá trị
Khu vực này chỉ gồm một nhân tố đề xuất về giá trị hay tuyên bố về giá trị. Đó là lời khẳng định về giá trị/lợi ích mà sản phẩm của doanh nghiệp đem lại cho khách hàng. Điều này sẽ thu hút khách hàng và khiến khách hàng bỏ tiền ra để sử dụng sản phẩm. Đề xuất giá trị sẽ phác họa ra những gói sản phẩm cụ thể cho từng phân khúc khách hàng.
2.3. Khu vực khách hàng bao gồm 3 nhân tố: Quan hệ khách hàng, phân đoạn khách hàng mục tiêu và kênh phân phối
Quan hệ khách hàng: là hình thức kết nối, tương tác và gắn kết giữa doanh nghiệp với khách hàng. Việc quản trị mối quan hệ khách hàng sẽ là điều cốt yếu để thỏa mãn sự mong đợi của khách hàng. Khách hàng ở từng phân khúc khác nhau sẽ có các mong muốn khác nhau về mối quan hệ với doanh nghiệp.
Phân đoạn khách hàng mục tiêu: là xác định đối tượng khách hàng chính mà doanh nghiệp hướng đến. Chính những khách hàng mục tiêu này quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Mô hình kinh doanh cần mô tả rõ, thể hiện sự thấu hiểu đối với nhóm khách hàng này.
Kênh phân phối: là nơi mà doanh nghiệp thông qua đó để bán sản phẩm của mình. Cũng là nơi kết nối giữa doanh nghiệp với khách hàng và đưa ra những đề xuất giá trị của doanh nghiệp. Ngày nay, kênh phân phối và liên lạc trở nên rất quan trọng và cần thiết trong công việc kinh doanh. Bởi vì một kênh phân phối hiệu quả sẽ tạo ra một sự khác biệt lớn và mang lại lợi thế cho doanh nghiệp trong quá trình phát triển và cạnh tranh.
✅ Phần mềm quản lý tin nhắn fanpage – công cụ giúp bạn phân loại khách hàng dựa theo thống kê tương tác. Phục vụ mọi lúc mọi nơi với tính năng comment tự động, phản hồi và tư vấn 24/24 với tính năng inbox tự động, thiết lập quan hệ tốt với khách hàng để tạo ra đơn bán dễ dàng nhất.
2.4. Khu vực tài chính bao gồm hai nhân tố: Cấu trúc chi phí và dòng doanh thu.
Cấu trúc chi phí: là những chi phí cần thiết mà doanh nghiệp phải bỏ ra khi vận hành mô hình. Đây là kết quả từ các thành phần trong mô hình hay nói cách khác từ chi phí có thể truy ngược lại các thành phần khác nhau có trong mô hình.
Dòng doanh thu: thể hiện luồng lợi nhuận từ các phân khúc khách hàng khác nhau của doanh nghiệp. Nếu khách hàng được xem là trái tim của 1 mô hình kinh doanh thì luồng lợi nhuận chính là các động mạch của nó. Dòng doanh thu chính là thứ mà các nhà đầu tư quan tâm nhất.
♦ Đọc tiếp: Quản lý dòng doanh thu hiệu quả và chính xác nhất nhờ việc áp dụng công nghệ trong quản lý kinh doanh. Cùng tìm hiểu Phần mềm quản lý bán hàng là gì để xây dựng một kế hoạch tài chính toàn diện, tối ưu doanh thu cho đơn vị kinh doanh.
Trên đây là khái niệm về mô hình kinh doanh và các yếu tố cấu thành của nó. Mong rằng những thông tin trên là hữu ích và giúp bạn có thêm những hiểu biết, ý tưởng để tạo lập 1 mô hình hấp dẫn cho riêng mình. Chúc các bạn thành công!